10 bài mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học không chỉ là những ví dụ, mà là những chiếc chìa khóa mở ra thế giới tư duy phong phú, từ triết học cổ điển đến những quan điểm đương đại đầy thách thức.
Từ lời mở đầu, bạn sẽ khám phá những cách tiếp cận sáng tạo và độc đáo, từ việc mô phỏng các triết lý lớn đến việc đặt ra những câu hỏi thách thức tư duy. Hãy cùng Luận Văn Online tìm hiểu 10 bài mở đầu triết học này, nơi từng từ ngữ là một bước chân, và mỗi ý nghĩa là một cánh cửa mở ra trí tuệ và sự hiểu biết.
Xem thêm nội dung có thể bạn sẽ cần: Bài tiểu luận triết học là gi? Cách làm tiểu luận triết học điểm cao
1. 10 Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học
1.1. Lời mở đầu tiểu luận triết học về chủ nghĩa duy vật biện chứng
Những lý thuyết về phép biện chứng duy vật không chỉ giúp ta nắm vững những nguyên tắc phương pháp luận của các khoa học triết học, mà còn cung cấp vũ khí luận sắc bén cho giai cấp vô sản chiến thắng kẻ thù của chủ nghĩa xã hội. Chính nhờ vậy mà Đảng và Nhà nước ta luôn trung thành với những nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và triết học Mác-Lênin nói riêng. để vận dụng nó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện kế hoạch hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, vì vậy việc nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhất là nắm vững bản chất của phép biện chứng duy vật là một đòi hỏi cần thiết và quan trọng.
Để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu đó thì đề tài: “Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò của nó đối với con người” đã được chọn để làm tiểu luận này.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Bích Thuỷ đã nhiệt tình chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này, trong quá trình làm bài có gì sơ sót mong cô giáo thông cảm.
1.2. Lời mở đầu tiểu luận triết học Mác – Lênin

1.3. Lời mở đầu tiểu luận triết học về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
Nền văn hoá lâu đời ở Việt Nam đã hình thành,lưu giữ và tiếp thu nhiều tư tưởng phản ánh tiến trình dựng nước, giữ nước và những khả năng sáng tạo của nhiều thế hệ người Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Những tư tưởng ấy rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Chúng trở thành nội dung, đối tượng của nhiều ngành khoa học khác nhau như: sử học, văn học, kinh tế học, chính trị học, luật học, xã hội học, khoa học quân sự, khoa học ngoại giao…trong đó có triết học. Thế nhưng lịch sử triết học Việt Nam với tư cách là một bộ môn khoa học chỉ mới ra đời cách đây không lâu ở Việt Nam. Bởi vậy, đòi hỏi các nhà lý luận tiếp tục làm rõ những vấn đề liên quan đến lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam – tư tưởng triết học đã từng định hướng sự phát triển, bao quát một cách rộng rãi, chi phối suy nghĩ và hành động của con người Việt Nam trong từng mốc phát triển lịch sử của nó. Đó là các vấn đề như: Ở Việt Nam có triết học hay không? Nguồn gốc hình thành, đối tượng, phạm vi, nội dung, đặc điểm của tư tưởng triết học Việt Nam là gì?
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Tư tưởng triết học Việt Nam – Những nội dung cơ bản và nét đặc trưng của nó” làm đề tài tiểu luận của mình.
1.4. Lời mở đầu tiểu luận triết học về ô nhiễm môi trường

Cuộc sống đang diễn ra ngày càng phức tạp, kéo theo đó là con người luôn phải đối mặt với những vấn đề mang tính chất toàn cầu để bắt kịp nhịp sống thế giới. Vấn đề rắc rối nhất, mang tính sống còn nhất đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường. Đây là vấn đề cấp bách không chỉ riêng một quốc gia nào mà nó có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới. Bởi lẽ chúng ta đang chung sống trong một hành tinh có sự sống duy nhất trong hệ mặt trời, nhưng chính con người đã hủy hoại nó, gây ra ô nhiễm. Nhận thấy đây là một vấn đề vô cùng cấp thiết, với hy vọng kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường, và đây cũng chính là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài này.
1.5. Lời mở đầu tiểu luận triết học Nho giáo
1.6. Lời mở đầu tiểu luận triết học phương Đông

Trong bối cảnh xã hội Trung Hoa đầy biến động giai đoạn Xuân thu, Chiến quốc, nhiều hệ thống triết học đã ra đời và phát triển nhằm đưa ra những phương cách giải quyết khác nhau cho những vấn đề thực tiễn chính trị – đạo đức – xã hội mà thời đại đặt ra. Tiêu biểu là hai trường phái Nho gia và Đạo gia. Hai trường phái triết học này có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới quan của Triết học sau này, không những của người Trung Hoa mà cả những nước chịu ảnh hưởng của nền Triết học Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu về hai trường phái triết học này là rất cần thiết với tên đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Nho gia và Triết học Đạo gia ở Trung Quốc thời Cổ Đại”.
1.7. Lời mở đầu tiểu luận triết học phương Tây
Triết học được xem là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người đối với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học Phương Tây nói chung và Triết học Phương Tây từ cổ đại đến cận đại là một bộ phận quan trọng trong hệ thống triết học thế giới. Đối tượng của triết học phương Tây nói chung ngoài phần siêu hình học bàn về những ý niệm trừu tượng như bản thể, ý thức, hư vô… còn lại là những hành trình vào các vấn đề cụ thể có liên quan tới con người như cảm giác, nhận thức, ký ức, hạnh phúc, đạo đức…. Các vấn đề về con người như con
người tri thức thế giới xung quanh như thế nào, vai trò của con người trong quá trình nhận thức như thế nào… hay những vấn đề và xã hội như quan hệ giữa các nhân và xã hội, ai quan trọng hơn, đạo đức là vấn đề xã hội hay vấn đề cá nhân, quan hệ giữa cá nhân và nhà nước… là trọng tâm trong quan điểm của các triết gia phương Tây. Bài tiểu luận “Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại này tới cận đại” sẽ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng con người và xã hội được thể hiện trong quan điểm của các triết gia thuộc các trường phái triết học khác nhau trong Triết học Phương Tây từ cổ đại tới cận đại.
1.8. Lời mở đầu tiểu luận triết học về Lịch sử Triết học Hy Lạp cổ đại

Trong lịch sử phát triển của triết học nhân loại triết học Hy Lạp là khúc mở đầu cho giai đoạn phát triển của triết học phương tây, trong đó triết học cổ đại Hy Lạp với những nhà triết học xuất chúng như Đémocrite và Platon là khởi nguồn cho mọi sự phát triển của triết học. Tìm hiểu triết học Hy Lạp cổ đại không gì hơn là tìm hiểu tư tưởng triết học của Đémocrite và Platon, tìm hiểu sự đấu tranh giữa hai trường phái triết học duy vật và duy tâm.
1.9. Lời mở đầu tiểu luận triết học phương Đông và triết học phương Tây
Trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại nói chung và tư tưởng triết học nói riêng, triết học Phương Đông và triết học Phương Tây có nhiều nội dung phong phú, đa dạng. Những giá trị của nó đã
để lại dấu ấn đậm nét và có ảnh hưởng lớn đối với lịch sử loài người. Triết học Phương Đông và triết học Phương Tây không thể thoát ly những vấn đề chung của lịch sử triết học. Mặc dù vậy, giữa triết học Phương Đông và triết học Phương Tây vẫn có những đặc điểm đặc thù của nó. Nghiên cứu về triết học Phương Đông và triết học Phương Tây, đặc biệt là so sánh sự khác nhau của nó là một vấn đề phức tạp, nhưng cũng rất lý thú, vì qua đó ta có thể hiểu biết sâu sắc thêm những giá trị về tư tưởng văn hoá của nhân loại. Mặt khác, bản sắc văn hoá Việt Nam ảnh hưởng khá sâu sắc bởi nền triết học Phương Đông, do đó nghiên cứu những đặc điểm của triết học Phương Đông trong mối quan hệ với đặc điểm của triết học Phương Tây, đặc biệt là những tư tưởng nhân văn trong thời khai sáng sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn bản sắc văn hoá Việt Nam. Vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề “Sự giống nhau và khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây” làm đề tài nghiên cứu trong bài tiểu luận của mình.
1.10. Lời mở đầu tiểu luận triết học cao học về lượng và chất

Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc tự ý xoá bó được quy luật mà chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn. Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển. Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Nếu nhận thức không đúng quy luật này sẽ dẫn đến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh. Tả khuynh là phủ nhận sự tích luỹ về lượng, muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá giới hạn độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất. Nước ta đang quá độ lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển của CNTB, việc nhận thức đúng đắn quy luật lượng- chất sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Trong phạm vi của tiểu luận “Phân tích nội dung qui luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Việc nhận thức và vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn của anh chị vào trong hoạt động thực tiễn”, tôi xin được trình bày nhứng cơ sở lý luận chung về nội dung của quy luật lượng- chất, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức quy luật này, sự vận dụng quy luật này để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam.
—
Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:
- Tổng hợp 50 đề tài + mẫu tiểu luận kinh tế chính trị mác lênin
- Tổng hợp 50 đề tài + mẫu tiểu luận marketing căn bản
- Cấu trúc của một chuyên đề hoàn chỉnh kèm mẫu chi tiết
Luận Văn Online hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp một phần những băn khoăn về việc tìm một dịch vụ uy tín để viết tiểu luận thuê.