CÁCH VIẾT TIỂU LUẬN TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU SINH CHI TIẾT

CÁCH VIẾT TIỂU LUẬN TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU SINH CHI TIẾT

Mỗi nghiên cứu sinh đều phải hoàn thành 03 chuyên đề tiến sĩ và 01 tiểu luận tổng quan trước khi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở. Chính vì thế cách viết tiểu luận tổng quan nghiên cứu sinh phải đảm bảo phù hợp với nội dung của luận án tiến sĩ. Tiểu luận tổng quan đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài luận án tiến sĩ, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án tiến sĩ.
Ở bài viết này, Luận văn Online sẽ giới thiệu cách viết tiểu luận tổng quan nghiên cứu sinh chi tiết. Hướng dẫn nghiên cứu sinh có bài tiểu luận chất lượng, chuẩn hình thức.

I. Cách viết tiểu luận tổng quan nghiên cứu sinh: Cấu trúc của tiểu luận

Cách viết tiểu luận tổng quan nghiên cứu sinh: Cấu trúc của tiểu luận

1. Tổng quan tài liệu

Cách viết tiểu luận tổng quan nghiên cứu sinh bao gồm các mục như sau:

  • Trang bìa ngoài
  • Trang bìa trong
  • Mục lục
  • Danh mục chữ viết tắt
  • Danh mục bảng, sơ đồ, hình vẽ

1.1. Mở đầu (bao gồm cả mục tiêu của tiểu luận)

  • Tính cần thiết của vấn đề nghiên cứu
  • Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả trong nước và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài tiến sĩ, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết
  • Khả năng tiếp cận của nghiên cứu sinh với vấn đề nghiên cứu
  • Độ dài khoảng 1 -2 trang

1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.4. Nội dung nghiên cứu

1.5. Phương pháp nghiên cứu

1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2. Nội dung

  • Phần này là phần chính của tiểu luận. Nghiên cứu sinh cần đưa ra các khái niệm, bằng chứng (số liệu, bảng biểu, hình vẽ,..).
  • Tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới và Việt Nam liên quan đến chủ đề nghiên cứu để trả lời cho các mục tiêu của tiểu luận đã đặt ra.
  • Trên cơ sở lĩnh vực đề tài nghiên cứu cần dự kiến khả năng thực nghiệm, thiết kế, chế tạo… phục vụ đề tài luận án tiến sĩ.
  • Độ dài khoảng 20-25 trang.

3. Kết luận và kiến nghị

  • Tóm tắt những kết luận chính theo mục tiêu của tiểu luận
  • Dự kiến kết quả đạt được của đề tài, những hạn chế và những vấn đề phải nghiên cứu tiếp
  • Kiến nghị: Các kiến nghị cần đề xuất của nghiên cứu sinh
  • Độ dài khoảng 1-2 trang

4. Tài liệu tham khảo

  • Gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới đề bàn luận trong luận án.
  • Tài liệu sắp xếp theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp,…). Các tài liệu nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch.
  • Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC theo họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước
  • Tài liệu tham khảo (TLTK) đảm bảo cập nhật, tùy theo chủ đề nghiên cứu nhưng ít nhất có 50% TLTK được xuất bản trong vòng 10 năm tính tới thời điểm viết chuyên đề.

5. Phụ lục (nếu có)

Là các nội dung chi tiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ thêm cho nội dung nghiên cứu của luận án do tác giả thực hiện như: mẫu phiếu điều tra, bảng tổng hợp kết quả điều tra,… Số trang của Phụ lục không được nhiều hơn số trang của phần chính của luận án.

II. Cách viết tiểu luận tổng quan nghiên cứu sinh: Yêu cầu chung

Cách viết tiểu luận tổng quan nghiên cứu sinh: Yêu cầu chung

Mỗi một bài thể hiện cách viết tiểu luận tổng quan nghiên cứu sinh chuẩn chỉnh, chất lượng như sau:

  • Tiểu luận có độ dài khoảng 25-30 trang, (không kể trang bìa, danh mục chữ viết tắt, TLTK và phụ lục)
  • Soạn thảo font chữ Time New Roman, cỡ chữ 14, giãn dòng 1,5 lines. Lề trên 3,5 cm, lề dưới 3 cm, lề trái 3,5 cm, lề phải 2 cm. Đánh số trang ở lề trên, ở giữa.
  • Tiểu luận được đóng thành quyển (05 quyển), bìa mềm.
  • Luận án phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.
  • Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy, từ 1 đến hết (bắt đầu từ phần Mở đầu). Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.
  • Thứ tự trang của các thông tin trước phần Mở đầu (lời cam đoan, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ…) đánh số trang theo kí hiệu bằng chữ i (i, ii, iii, iv,…). Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang.

Để nhận báo giá chi tiết và tư vấn từ đội ngũ thành viên chuyên môn cao. Vui lòng liên hệ hotline 0972.003.239