Cách viết và trình bày tiểu luận hay

Cách viết tiểu luận hay

Tiểu luận là một trong những bài tập bắt buộc mà sinh viên phải thực hiện trong quá trình học đại học. Để làm tốt tiểu luận, bạn cần phải nắm được các yêu cầu cơ bản của nó. Cùng Luận Văn Online tìm hiểu cách để viết và trình bày bài tiểu luận hay.

1. Yêu cầu về nội dung bài tiểu luận 

Tiểu luận là một bài tập nghiên cứu khoa học sau khi kết thúc một môn học nào đó. Nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học. Qua đó góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức. Người làm cần phải đưa ra những quan điểm, ý kiến về vấn đề được đề cập tới. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn.

2. Yêu cầu về phương pháp

Viết tiểu luận là tập nghiên cứu khoa học, tiểu luận có thể được coi là một công trình khoa học nho nhỏ. Do vậy cần phải xác định rõ phương pháp thực hiện tiểu luận bao gồm các phương pháp nghiên cứu của ngành học cùng với các phương pháp hỗ trợ khác, trong đó phương pháp sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản.

Cách viết tiểu luận hay
Cách viết tiểu luận hay

3. Cách viết và trình bày tiểu luận hay

Trong một bài tiểu luận bắt buộc phải có những phần như sau:

3.1 Trang bìa

Đây là trang ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa nên được làm bằng giấy cứng. Bố cục: Phía trên cùng đề tên trường và khoa. Giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có thể đóng khung cho đẹp. (trình bày theo mẫu của trường

Nội dung ở trang bìa phải thể hiện được: Tên trường, logo, tên khoa, đề tài, SV thực hiện, GVHD, ngày tháng năm thực hiện …).

+ Trang phụ bìa (theo mẫu của trường): Thường trang phụ bìa có nội dung giống hệt trang bìa, nhưng được in bằng giấy thường.

+ Trang nhận xét của GVHD (nếu có).

+ Trang nhận xét của GVPB (nếu có).

+ Lời cảm ơn (nếu có).

+ Mục lục: bao gồm các phần trong bài tiểu luận. Mục lục có thể gồm bốn cấp tiêu đề. Ít nhất phải có 2 tiêu đề con trong cùng một cấp.

+ Nội dung chính của bài tiểu luận

+ Danh sách chữ viết tắt, thuật ngữ.

+ Danh sách bảng, hình vẽ …

3.2 Phần nội dung

Nội dung của tiểu luận bắt buộc liên quan đến môn học. Tại đó góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học. Bạn cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn.

Chương 1: Mở đầu (phải nêu lên được tính cấp thiết của đề tài, lý do bạn lựa chọn đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, mục đích/mục tiêu hoặc yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của đề tài)

Chương 2: Cơ sở lý thuyết (nêu được các cơ sở lý thuyết chính liên quan. Các lý thuyết này chủ yếu liên quan đến đề tài. Nếu nội dung quá dài có thể đưa vào phần Phụ lục)

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (cần trình bày rõ và chính xác).

Chương 4: Kết quả, kiến nghị và giải pháp. Để viết phần kết luận của bài tiểu luận, bạn hãy liệt kê những ý tưởng chủ đạo mà bạn đề cập đến trong bài tiểu luận. Nắm được những ý tưởng chính của bài tiểu luận sẽ giúp bạn biết được chính xác mình cần viết những gì và kết luận như thế nào. Chủ đề của bài luận sẽ được giới thiệu ở đoạn đầu, và phần kết luận của bạn có thể có chủ đề tương tự với phần mở bài tuy nhiên cần phân tích và tổng kết theo một cách khác.

Cần nêu lên được kiến nghị, ý kiến của bản thân về đề tài và trình bày các giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề. Giới thiệu các kiến nghị và giải pháp của bản thân thường sẽ được giáo viên đánh giá cao hơn.

Tài liệu tham khảo

Phụ lục (nếu có)

3.3 Phương pháp trình bày bài tiểu luận:

Đề mụcCỡ chữĐịnh dạngCanh lề trang
 Tên chương14 In hoa in đậmGiữa
 Tên tiểu mục mức 113 In hoa in đậmTrái
 Tên tiểu mục mức 213 Chữ thường chữ đậmTrái
 Tên tiểu mục mức 313 Chữ thường, nghiêngTrái
 Nội dung13 NormalĐều
 Tên khóa học13 NghiêngĐều
 Bảng(Table)12 NormalTrái
 Chú thích bảng10 NghiêngTrái, dưới bảng
 Tên bảng11 ĐậmTrái, trên bảng
 Tên hình11 ĐậmTrái, dưới hình
 Tài liệu tham khảo11 Xem mục EChú thích bên dưới
Bảng cách làm bài tiểu luận chuẩn form

Đánh số trang cho bài tiểu luận: Những trang đầu (lời cảm ơn, mục lục, nhận xét GVHD, nhận xét GVPB, trang danh sách bảng, hình…) đánh số La Mã (i, ii, iii, iv), phần nội dung (kể cả mục lục) đánh số Ả Rập (1,2,3…), phụ lục không đánh số trang.

3.4 Các quy định viết “Tài liệu tham khảo” trong bài tiểu luận

1. Tài liệu tham khảo phải được sắp xếp riêng theo từng khối tiếng ( Việt, Nga, Anh…). Giữ nguyên văn không dịch, không phiên âm các tài liệu nước ngoài.

2. Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng theo nguyên tắc thứ tự A,B,C của tên tác giả ( tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự theo Họ, kể cả các tài liệu dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt)

3. Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau: số thứ tự, họ, tên tác giả, tên tài liệu ( bài báo ), nguồn ( tên tạp chí, tập, số, năm xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản…)

4. Việc trích dẫn tài liệu tham khảo trong đề tài phải theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [8]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ: [1], [5], [11]-[15].

4. Lời kết

Trên đây là “Cách viết và trình bày tiểu luận hay”. Trong quá trình hoàn thành báo cáo thực tập ngành luật, các bạn có bất kỳ khó khăn nào hãy liên hệ Luận Văn Online để được hỗ trợ 24/7. Liên hệ qua email edu.luanvanonline@gmail.com hoặc hotline (Zalo) 0972003239.