Mẫu 10 lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường bài sinh viên xuất sắc

Lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường

Việc hoàn thành một luận văn thạc sĩ ngành môi trường không chỉ là một cột mốc cá nhân quan trọng mà còn là một đóng góp sâu sắc vào lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng kiến thức về môi trường. Trải qua nhiều tháng, thậm chí nhiều năm của công sức và nỗ lực, người nghiên cứu không chỉ học hỏi và tiếp cận kiến thức mà còn phát triển những kỹ năng nghiên cứu và phân tích độc đáo.

Trong bài viết này, Luận Văn Online sẽ tổng kết 10 lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường bài sinh viên xuất sắc nhất.

Xem thêm nội dung tương tự: Tải miễn phí 10 mẫu luận văn thạc sĩ ngành môi trường từ những bài chất lượng, điểm cao

1. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường trong khoa học

Tổng kết những kết quả nghiên cứu về xử lý và tái sử dụng cacbon hoạt hóa để xử lý một số kim loại nặng (Cu2+ và As3+) trong nước/COD trong nước thải có thể đưa ra một số kết luận sau:

  • Phương pháp xử lý hoạt hóa và tái sử dụng bằng nhiệt (ở 7500C) bằng cách bôi bằng dung dịch axit sunfuric loãng được phối hợp để cho hiệu suất cao khoảng 55 đến 70% (so với khối lượng của vật liệu thô). Kích thước hạt lựa chọn 0,25mm cho cả 2 loại vật liệu.
  • Hiệu quả hợp phổ Cu2+ và As3+ của hoạt hóa đạt tới đa tương ứng 97 đến 86% với nồng độ dung dịch ban đầu vào 20-10mg/L với tỷ lệ lượng ion kim loại trong chất hợp phổ tương ứng từ 1,5 đến 0,75mg/g. Nồng độ hợp phổ tối đa của hoạt hóa đối với hợp phổ Cu2+ và As3+ tương ứng là 17,5 đến 10,66mg/g.
  • Giá trị pH từ 2 đến 4 tương ứng đối với hợp phổ Cu2+ và As3+, thời gian hợp phổ tối đa của cả 2 ion là 15-30phút ở hồ hợp phổ tĩnh (theo môi). Trong hồ phổ động, tốc độ dòng tối đa 0,6-0,8L/h. Nhiệt độ ảnh hưởng không đáng kể trong khoảng 25-500C, do đó để giảm chi phí sử chọn nhiệt độ phòng (250C). Cơ chế hợp phổ kim loại của hoạt hóa là hợp phổ hóa học, chủ yếu xảy ra theo cơ chế tạo phức và kết tủa trên bề mặt vật liệu.
  • Hiệu quả xử lý mẫu (theo giá trị mất độ quang D) của cacbon hoạt hóa từ bôi bằng đạt từ 75 đến 97% ở pH từ 7-8, tỷ lệ chất hữu cơ/vật liệu từ 15mg/g, thời gian hợp phổ 15 phút ở hồ tĩnh với tốc độ dòng 0,6L/h ở hồ động. Đối với mẫu nước thải thực tế, hiệu suất xử lý COD đạt 68% (COD giảm từ 800 xuống còn 256mg/L).
  • Tính toán chi phí – hiệu quả cho thấy: theo giả thiết vật liệu thường phếm thấp nhất (chỉ tính bằng 50% giá của vật liệu có dung lượng hợp phổ tương ứng) lợi nhuận thu được tương ứng từ 3.400 đến 2.300đ/kg đối với hoạt hóa và từ bôi bằng; theo khả năng xử lý kim loại của COD trong nước (tính với 100kg vật liệu thô thực tế với giá trị năng động vào gần với thực tế), hiệu quả kinh tế thu được tương ứng với Cu2+; As3+ và COD: 65.000-195.000; 163.000-505.000 và 50.000-310.000đ. Bản chất đã cung cấp các giải pháp tái sử dụng cần có hiệu quả về kỹ thuật bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và đáng gặp vấn đề trong nghiên cứu khoa học cơ bản ngành vật liệu.

2. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường khu vực thành phố Hà Nội

Lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường
Lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường

Bùn thải đô thị phát sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội không chỉ chứa các thành phần nguy hại, mà còn chứa các thành phần có thể tận dụng như nguồn nguyên liệu và nhiên liệu hữu ích, nhưng chưa được xử lý triệt để và tận dụng hợp lý.

Hiện nay, công nghệ xử lý bùn thải tại Hà Nội chủ yếu chỉ là chôn lấp hợp vệ sinh, một phần nhỏ được tận dụng để sản xuất phân compost tại nhà máy phân bùn Cầu Diễn.

Tuy nhiên, bùn thải từ hệ thống kênh mương, ao hồ có hàm lượng chất hữu cơ và hàm lượng các chất dinh dưỡng Nts, Pts và Kts phù hợp để sản xuất phân bón theo quy định tại Thông tư 36/2010/BNNPTNT. Bùn từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao (CHC>30,4%), tỷ trọng nhỏ, nhiệt trị cao so với nhiệt trị của than nâu nên phù hợp làm chất đốt. Bùn thải từ các trạm xử lý nước thải tập trung và bùn thải từ hoạt động nạo vét kênh mương, ao hồ có hàm lượng chất hữu cơ cao đều có thể tạo ra khí biogas.

Dự báo cho thấy khối lượng bùn thải phát sinh tại TP Hà Nội đến năm 2020 là 1.627.231 tấn/năm và đề xuất quy trình công nghệ có thể tận dụng hợp lý nguồn nguyên liệu từ bùn thải này.

3. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường thực trạng tiếng ồn

Đề nghị

Để giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường lao động, phòng chống bệnh điếc nghề nghiệp cho công nhân đề nghị công ty phải:

– Tổ chức cho người lao động học tập các kiến thức về vệ sinh lao động, đặc biệt là các nguyên nhân gây bệnh điếc nghề nghiệp và các biện pháp phòng chống. Đồng thời phổ biến các chế độ chính sách liên quan đến người lao động, để người lao động được biết. Bảo dưỡng máy móc định kỳ và dần dần thay thế những máy móc cũ kỹ.

– Tách riêng và cách ly các phân xưởng sản xuất, để tránh cộng hưởng tiếng ồn và hạn chế sự tiếp xúc của tiếng ồn không cần thiết của các phân xưởng có cường độ tiếng ồn lớn.

– Trang bị, tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện chống ồn đối với người lao động, chế độ thưởng, phạt nghiêm minh.

– Kiểm tra môi trường lao động hàng năm, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp làm giảm các yếu tố độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép trong môi trường lao động.

– Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động hàng năm nhằm phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời những trường hợp mắc bệnh và phòng chống các bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp.

4. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường đất, nước

Lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường
Lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường

Kiến nghị

Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường phối hợp với các cơ quan, đoàn thể hữu quan để thực hiện:

– Quy hoạch, xây dựng các cụm làng nghề tập trung. Trong đó có cụm chuyên sản xuất mặt hàng lương thực, thực phẩm; có cụm chuyên sản xuất tái chế sắt thép, đúc nhôm…. để thuận tiện cho việc quản lý sản xuất, lựa chọn công nghệ xử lý chất, nước thải đạt hiệu quả.

– Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện… để các cơ sở sản xuất tiếp cận, mua sắm, trang bị được các công nghệ sản xuất tiên tiến và thực hiện được các biện pháp sản xuất sạch hơn.

– Tăng cường công tác kiểm tra, quan trắc giám sát môi trường đất, nước thải ở những vùng, cụm làng nghề và cả ở các vùng lân cận khu vực làng nghề. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến và vận động cộng đồng cùng tham gia công tác quản lý môi trường.

5. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường nước vùng hồ núi Cốc

Qua kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá các chỉ tiêu chúng tôi đã xác định:

Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường nước hồ cho thấy, theo không gian, tại một số vị trí trên khu vực hồ có biểu hiện ô nhiễm nhẹ về các chất hữu cơ, đặc biệt tại khu vực phía thượng lưu hồ, khu vực hồ tiếp nhận các nguồn thải của khu du lịch Hồ Núi Cốc; theo thời gian, diễn biến chất lượng nước hồ thay đổi không lớn nhưng có xu hướng gia tăng mức độ ô nhiễm.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước Hồ Núi Cốc là do các nguồn nước đổ vào Hồ đều tiếp nhận các nguồn thải từ các hoạt động dân sinh trong lưu vực Hồ, do hoạt động khai thác cát sỏi tại lòng hồ và từ các nguồn thải trực tiếp của các xã vùng ven hồ, đặc biệt là nguồn thải của khu du lịch Hồ Núi Cốc và nguồn thải của các cơ sở khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Theo kết quả tính toán xu thế diễn biến chất lượng nước Hồ Núi Cốc đến năm 2020 dựa vào 3 kịch bản định hướng phát triển kinh tế khu vực cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ, dinh dưỡng đều tăng. Trong đó, hàm lượng các chất hữu cơ (thể hiện ở thông số BOD5) vượt tiêu chuẩn cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT A1,A2. Tuy nhiên, đây là kết quả tính toán khi các nguồn thải vào Hồ không được xử lý, khi nước thải được xử lý đạt 80% cho thấy chất lượng nước Hồ đảm bảo QCVN 08:2008/BTNMT A1. 

6. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường nông thôn

Lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường
Lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường

Cùng với quá trình phát triển, đổi mới của tỉnh Hòa Bình, phát triển nông thôn là một quá trình tất yếu nhằm phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao chất lượng sống của dân cư nông thôn. Sự phát triển này mang đến nhiều lợi ích to lớn nhưng cũng đem lại không ít những hệ lụy đến môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân nơi đây, như việc làm cho nông dân bị mất đất sản xuất, vướng mắc trong đền bù khi giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường… Mặc dù nông thôn tỉnh Hòa Bình đang gặp nhiều mối đe dọa từ nhiều phía nhưng Nông thôn tỉnh cơ bản vẫn giữ được tính ổn định và cân bằng sinh thái nhất định.

Môi trường không khí khu vực nông thôn tỉnh hiện nay bị ảnh hưởng bởi một số hoạt động sản xuất công nghiệp, các cơ sở sản xuất, các trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ, tập trung, hoạt động khai thác khoáng sản, chôn lấp và đốt chất thải rắn sinh hoạt… Điển hình là tình trạng ô nhiễm bụi, không khí, tiếng ồn tại các khu vực khai thác khoáng sản; tình trạng ô nhiễm mùi, các chất khí NH3 và H2S phát sinh từ các trang trại chăn nuôi, các bãi chôn lấp, bãi rác thải không hợp vệ sinh đang là mối đe dọa đến môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân xung quanh. Do vậy, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm cục bộ hiện nay tại một số khu vực nông thôn nhằm đảm bảo cho phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Chất lượng nước mặt tại khu vực nông thôn nhìn chung tương đối tốt, đảm bảo cho người dân sử dụng nước để tưới tiêu thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, với thực trạng hoạt động phát triển của một số loại hình công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi… xen kẽ trong khu vực nông thôn, một số khu vực có chất lượng nước mặt bị suy giảm do chịu ảnh hưởng của nước thải phát sinh từ chăn nuôi, làng nghề, các cơ sở, doanh nghiệp… chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đảm bảo xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm của khu vực.

Môi trường đất tại một số khu vực canh tác nông nghiệp cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái do việc canh tác thiếu khoa học, sử dụng phân bón, thuốc BVTV bừa bãi.

Vấn đề quá tải chất thải rắn sinh hoạt tại các bãi rác ở nông thôn hiện nay đang gây nhiều bức xúc và phản ánh của người dân, một số mô hình lò đốt, bãi chôn lấp chất thải rắn đã được triển khai ở một số địa phương trong tỉnh, tuy nhiên đến nay công tác quản lý vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các giải pháp hiện tại vẫn chưa đáp ứng được lượng rác thải phát sinh ngày càng lớn tại các vùng nông thôn.

Trong những năm qua, ngay từ cấp Trung ương, công tác quản lý môi trường nông thôn chưa có đơn vị đầu mối.Chức năng nhiệm vụ về quản lý môi trường nông thôn còn chồng chéo, mỗi Bộ ngành một mảng. Việc quản lý chất thải rắn (CTR) ở vùng nông thôn,theo phân công trách nhiệm thì Bộ Xây dựng được giao thống nhất nhà nước về quản lý CTR; Tuy vậy, CTR từ hoạt động nông nghiệp lại được giao cho Bộ NN&PTNT quản lý, chất thải nguy hại (trong đó có chất thải nguy hại từ sản xuất nông nghiệp và làng nghề) lại do Bộ TN&MT quản lý. Chính sự đan xen trong phân công trách nhiệm quản lý CTR khiến cho công tác quản lý thiếu thống nhất, không rõ trách nhiệm của đơn vị đầu mối.

7. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường khu vực Đại học

Nghiên cứu tổng hợp lưu vực theo hướng nghiên cứu cảnh quan để xác lập cơ sở cho QHBVMT là hướng nghiên cứu phù hợp, mang tính thực tế và hiệu quả cao, đóng vai trò quan trọng trong định hướng sử dụng tài nguyên hợp lý và bền vững môi trường.

Khu vực xây dựng ĐHQG Hà Nội và các xã lân cận là vùng bán sơn địa chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng. Địa hình có sự phân hóa rõ rệt giữa các vùng đồi núi thấp phía Tây, vùng thung lũng xen núi sót, và vùng gò đồi Hòa Lạc. Dòng vận chuyển vật chất giữa các vùng này chính là những con sông, suối bắt nguồn từ khu vực núi thấp chảy qua phần thung lũng xuống phần gò đồi, phân hóa lại vật chất giữa các vùng.

Kinh tế khu vực có những chuyển biến tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ – thương mại. Diễn biến sử dụng đất của khu vực chủ yếu theo hướng chính sau: giảm diện tích đất trồng lúa, lâm nghiệp tăng diện tích cho đô thị, cơ sở dịch vụ thương mại.

Kết quả nghiên cứu phân hóa cảnh quan cho thấy khu vực gồm: 1 phụ lớp cảnh quan, 54 loại cảnh quan và 67 dạng cảnh quan. Việc áp dụng nghiên cứu cảnh quan bước đầu phân chia hệ thống lưu vực thành 3 tiểu vùng, mỗi tiểu vùng lại bao gồm tập hợp các dạng cảnh quan khác nhau, từ đó cho thấy rõ mối liên hệ giữa các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên ở trên khu vực thượng nguồn, phần khu vực thung lũng và tác động của nó tới chất lượng môi trường của tại khu vực đó lẫn khu vực gò đồi Hòa Lạc phía dưới.

Xói mòn tiềm năng đất của khu vực tương đối lớn, tập trung ở vùng đồi núi có độ dốc địa hình cao. Kết quả quan trắc môi trường và phân tích chất lượng nước cho thấy: chất lượng nước bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm. Lượng nước sụt giảm, về mùa khô các hồ, đầm, sông, suối thu hẹp lòng trơ cả sỏi đá. Nguyên nhân sâu xa do rừng phòng hộ giảm làm lượng nước ngầm giảm. Rác thải rắn và nước thải chưa có hệ thống thu gom, xử lý là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khu vực.

8. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường mỏ

Lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường
Lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường

Lào Cai là tỉnh có trữ lượng khoáng sản lớn và đa dạng về chủng loại. Nhưng với việc khai thác khoáng sản thiếu sự quản lý chặt chẽ, các biện pháp bảo vệ môi trường chưa phù hợp làm cho nguồn khoáng sản cũng như chất lượng môi trường ngày một suy giảm. Điều này trở thành mối lo ngại cần quan tâm để hướng đến sự phát triển kinh tế lâu dài của Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung. Một ví dụ điển hình được thể hiện trong nội dung của Luận văn này là Khai trường 26 của Công ty Apatit Lào Cai. Quá trình khai thác quặng apatit đã ảnh hưởng đến môi trường như sau:

  • Môi trường không khí: Hiện nay, Công ty Apatit Lào Cai đã có quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ. Tuy nhiên, vẫn còn một số vị trí trên tuyến đường vào mỏ, Công ty áp dụng biện pháp kỹ thuật và quản lý chưa triệt để. Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường so với kết quả đo đạc thời điểm lập báo cáo ĐTM, năm 2016: Nồng độ Bụi, NO2, CO, CO2, SO2 và độ ồn tại thời điểm khảo sát có xu hướng cao hơn kết quả trước đó. Nên tác giả đề xuất giải pháp kỹ thuật và tăng cường công tác quản lý môi trường để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường không khí xung quanh.
  • Môi trường nước: Công ty đã áp dụng biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải khu bếp, nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, từng vị trí có một số bất cập riêng nên dẫn đến hiệu quả xử lý chưa cao. Do vậy, tác giả đề xuất giải pháp kỹ thuật đối với từng nguồn phát sinh nước thải, cụ thể: (1) Đối với nước thải sinh hoạt khu phụ trợ: đề xuất giải pháp lắp đặt 01 hệ thống xử lý nước thải tập trung dạng module hợp khối composite, công suất 7 m3/ngày.đêm, xử lý nước thải đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B. Nước thải sau xử lý sẽ được tận dụng để tưới cây, rửa đường, dự phòng PCCC,… (2)Đối với nước thải khu vực Khai trường: đề xuất cải tạo, mở rộng tăng dung tích của hồ lắng lên 22.500m3, thiết kế với trận mưa lớn nhất thời gian lưu nước là 10h, và xử lý nước thải đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.

9. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường trong chăn nuôi

  • Chất thải từ hoạt động chăn nuôi đang gây sức ép đối với công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện Đại Từ nói chung và quản lý chất lượng nước hồ Núi Cốc nói riêng.
  • Số lượng trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Đại Từ không lớn nhưng quy mô chăn nuôi không nhỏ, khối lượng phát thải lớn.
  • Các trang trại chăn nuôi lợn hầu hết đã có hồ sơ bảo vệ môi trường theo quy định nhưng việc xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị xử lý chất thải chăn nuôi chưa đáp ứng hiệu quả xử lý ; nhiều trang trại chăn nuôi có nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Các giải pháp xử lý môi trường đang áp dụng chủ yếu là các giải pháp truyền thống (hầm khí sinh học bioga) nhưng quy mô nhỏ so với quy mô chăn nuôi và thường xuyên bị quá tải ; chưa có hệ thống xử lý đồng bộ, đặc biệt là chưa có công trình xử lý nước thải sau biogas, chưa áp dụng các giải pháp xử lý tiên tiến; số lượng và năng lực cán bộ quản lý môi trường địa phương còn hạn chế ; giải pháp quản lý chưa đồng bộ ; thiếu nguồn kinh phí để tăng cường năng lực quản lý và hỗ trợ khắc phục ô nhiễm.
  • Giải pháp kỹ thuật đề xuất tại nghiên cứu này áp dụng phù hợp cho quy mô chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ trên cơ sở số liệu nghiên cứu thực tế. Trong đó, các trang trại có quy mô chăn nuôi khác nhau về số lượng đàn, về quy mô diện tích có thể đáp ứng để lựa chọn các quy trình, biện pháp xử lý được đề xuất trong giải pháp kỹ thuật của đề tài để áp dụng cho phù hợp.
  • Giải pháp tuyên truyền cần đi đôi với giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức của người chăn nuôi; người chăn nuôi ngoài việc được

nâng cao nhận thức về pháp lý cần được nâng cao năng lực kỹ thuật; trong đó cần được hướng dẫn tính toán kỹ thuật theo định hướng chăn nuôi để xây dựng, lắp đặt hệ thống đảm bảo quy mô xử lý chất thải đáp ứng được quy mô chăn nuôi.

  1. Kết quả của nghiên cứu này đã đưa ra một số mô hình cụ thể có thể làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động quản lý môi trường, tính toán xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp thực tiễn cho các nhà quản lý và người chăn nuôi.
  2. Đây là báo cáo kết quả nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về hiện trạng môi trường trong chăn nuôi trang trại, về hiện trạng công tác quản lý môi trường, xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại trên địa bàn huyện Đại Từ và mối liên quan với hiện trạng và chất lượng nước hồ Núi Cốc.
  3. Lần đầu tiên hệ thống các giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ được được đề xuất một cách tổng thể ; đây là một đóng góp hữu ích cho các nhà quản lý hoạch định chính sách phát triển chăn nuôi và bảo vệ môi trường nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

10. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường tính toán công nghệ johkasou trong xử lý nước thải bệnh viện

Lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường
Lời kết luận luận văn thạc sĩ ngành môi trường

Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng được xây dựng trên nền địa hình thành phố Hải Phòng nằm trong quần thể địa hình Thành phố Hải Phòng nói chung. Với quy mô mở rộng lên tới 250 giường bệnh vào năm 2021, lượng nước thải ước tính 200 m3/ngđêm, tuy nhiên hiện nay bệnh viện lại chưa có hệ thống xử lý nước thải.

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện sử dụng module Johkasou kết hợp công nghệ AO đã mang lại hiệu quả tốt ở quy mô thực tế ngoài hiện trường.

Hệ thống gồm có:

– 01 bể BTCT hợp khối gồm các bể: bể gom, bể điều hòa, bể anoxic và bể chứa bùn.

– 02 Module Johkasou, bên trong có các ngăn chức năng: ngăn hiếu khí kết hợp MBBR, ngăn lắng và ngăn khử trùng.

Quy trình công nghệ xử lý là quy trình được áp dụng khá phổ biến, không quá phức tạp về mặt kỹ thuật, vận hành đơn giản.

Kiến nghị:

Module Johkasou kết hợp công nghệ AO đã xử lý nước thải bệnh viện đạt QCVN 28/2010/BTNMT nhưng chi phí đầu tư vẫn còn cao.

Để ứng dụng rộng rãi công nghệ AO kết hợp với module Johkasou trong xử lý nước thải bệnh viện, cần tiếp tục nghiên cứu, kết hợp các công nghệ xử lý khác với module Johkasou nhằm tối ưu hóa hiệu quả xử lý, chi phí đầu tư và vận hành.

—-

Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

Luận Văn Online hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp một phần những băn khoăn về việc tìm một dịch vụ uy tín để viết thuê luận văn.

Nếu bạn cần tư vấn hoặc giải đáp thắc mắc về dịch vụ viết thuê luận văn.

Hãy liên hệ trực tiếp với nhân viên tư vấn qua hotline: 0972.003.239 – email: edu.luanvanonline@gmail.com. Hoặc để lại thông tin liên lạc của bạn qua trang web: https://luanvanonline.com/.