Mẫu 10 lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học đáng tham khảo

Lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học

Viết một luận văn thạc sĩ triết học là một công việc đầy thách thức và đáng đề cao. Nó yêu cầu nghiên cứu sâu rộng, tư duy phản biện và khả năng diễn đạt ý tưởng phức tạp. Một khía cạnh quan trọng của một luận án thạc sĩ là kết luận, nơi người nghiên cứu tóm tắt kết quả nghiên cứu và suy ngẫm về ý nghĩa của công việc của mình. 

Trong bài viết này, Luận Văn Online sẽ thảo luận về lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học, nhấn mạnh các yếu tố chính và cung cấp những hiểu biết về cách kết thúc nghiên cứu của bạn một cách hiệu quả.

1. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học Mác – Lênin

Trong di sản tinh thần quý giá mà V.I.Lenin để lại cho giai cấp công nhân và loài người tiến bộ, lý luận về dân chủ của Người chiếm một dung lượng khá lớn. Đối với V.I.Lenin, lý luận dân chủ của chủ nghĩa Mác-Lênin đã thực sự trở thành một học thuyết khoa học. Lý luận dân chủ của V.I.Lênin có nội dung rất phong phú, từ những vấn đề chung nhất của dân chủ đến Dân chủ xã hội chủ nghĩa (DCTS) với những hình thức, bản chất, giá trị và những hạn chế lịch sử, nhưng nội dung, mục đích chính vẫn là nhằm vạch rõ quy luật ra đời, phát triển của nền dân chủ XHCN và vạch ra con đường, cách thức đồng đội để giai cấp công nhân và nhân dân lao động đấu tranh xây dựng thành công nền dân chủ XHCN trong thực tế. Với ý nghĩa đó, lý luận dân chủ của V.I.Lênin thực chất là lý luận dân chủ XHCN. Trải qua những thử thách khốc liệt của thực tiễn và sự thẩm định khắt khe của lịch sử, mặc dù có thể có quan điểm cần phải tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu, nhưng có thể nói rõ ràng, hầu hết các quan điểm về dân chủ XHCN của V.I.Lenin mà chúng tôi đã tiếp cận, đều đã được thực tiễn thắng trạm của cách mạng thế giới khẳng định là đúng đắn, khoa học.

Nhận biết tính “chân chính”, “chắc chắn”, “cách mạng” của chủ nghĩa Lênin, trong đó có lý luận dân chủ XHCN, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận ấy vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong gần 25 năm qua, vận dụng tinh thần khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới đất nước. Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, trong đó có thành tựu về dân chủ trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, nhất là thành tựu dân chủ ở cơ sở đã nói lên rõ ràng, sức sống của lý luận khoa học về dân chủ XHCN của V.I.Lênin là bền vững và triển vọng phát triển của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam là rõ ràng.

Hiện nay, những hạn chế, yếu kém và những thách thức của nền dân chủ XHCN ở nước ta là không ít và không thể xem thường. Nghiên cứu những yếu kém, hạn chế và những vấn đề đặt ra của nền dân chủ XHCN nước ta hiện nay càng thấy sâu sắc hơn rõ ràng, để giải quyết mọi khó khăn, để tiếp tục xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN thì không thể không có V.I.Lenin và những di sản vô giá của Người.

Trong điều kiện mới, để xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN, chúng ta cần có những phương hướng, giải pháp đúng đắn, khoa học, sát thực, hiệu quả. Cần tiếp tục khẳng định nền dân chủ XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị. Nâng cao đời sống mọi mặt, bảo đảm ngày một tốt hơn quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân. Kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Đồng thời, cần đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, kế thừa giá trị dân chủ của dân tộc và nhân loại, trong đó có thành tựu của DCTS. Đổi mới nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục về dân chủ, mở rộng môi trường thực hành dân chủ. Thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn Đảng, ra sức thực hành dân chủ trong Đảng. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, tinh gọn, trong sạch, vững mạnh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân…Những phương hướng, giải pháp này chủ yếu là do chính thực tiễn sinh động của nền dân chủ XHCN ở nước ta “cung cấp” và cũng xuất phát từ những chỉ dẫn, “gợi ý” trong di sản lý luận dân chủ XHCN của V.I.Lenin. Với cách mạng Việt Nam, V.I.Lenin mãi là người thầy vĩ đại và học thuyết của Người luôn là ngọn đuốc soi đường!

2. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học Hồ Chí Minh

Lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học
Lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học

Ở Việt Nam, tuyệt đại đa số nhân dân đều có nhu cầu tôn giáo. Đất nước này là quốc gia đa tôn giáo, với tính phiếm thần đặc biệt so với các nước Phương Tây. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam không giống như bất cứ nơi nào trên thế giới. Đặc biệt là không có sự cuồng tín tôn giáo, tín ngưỡng. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn sâu sắc, nhạy bén về tôn giáo, tín ngưỡng. Đó là cả một nghệ thuật mà Hồ Chí Minh là người đã thực hiện một cách thành công nhất.

Hồ Chí Minh đã tiếp thu và phát huy những yếu tố tích cực của tôn giáo trong cách mạng nước ta. Đây là một sáng tạo lớn, hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Nó vừa đảm bảo lợi ích của toàn dân và vừa đảm bảo quyền lợi, niềm tin của một bộ phận nhân dân có tín ngưỡng tôn giáo. Đồng thời, việc này vẫn không xa rời mục tiêu cách mạng.

Do nhận thức đúng đắn và khách quan về tôn giáo, cụ thể là về đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo, Hồ Chí Minh đã phân biệt được đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo yêu nước với những kẻ lợi dụng tôn giáo để chia rẽ nhân dân, phá hoại cách mạng nước ta.

Hồ Chí Minh đã đề ra chính sách tự do tín ngưỡng, nhưng không phải để cho người khác thực hiện, mà bản thân Người cũng thực sự tôn trọng các tôn giáo. Người luôn luôn yêu thương mọi người mà không phân biệt họ là tín đồ tôn giáo nào, họ theo hay không theo tôn giáo. “Chính vì thế Hồ, Chí Minh tiêu biểu cho chính sách tự do tín ngưỡng của chủ nghĩa Mác cũng như của Đảng và Nhà nước Việt Nam”.

Các phương pháp đoàn kết của Hồ Chí Minh chính là cơ sở để biến những mong muốn của Người về đoàn kết tôn giáo thành hiện thực. Những phương pháp đó có ý nghĩa rất lớn đối với công tác vận động quần chúng theo tôn giáo và không theo tôn giáo phục vụ sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước.

Ngày nay, nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, tình hình tôn giáo vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Bọn phản động và các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, kích động những phần tử cực đoan trong tôn giáo để âm mưu mục đích thâm hiểm. Nên ngay trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã nêu rõ: “Đảng và Nhà nước ta, trước sau như một, thực hành chính sách tự do tín ngưỡng. Lãnh đạo và giúp đỡ đồng bào theo tôn giáo, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới và hăng hái tham gia bảo vệ Tổ quốc, cảnh giác, kiên quyết và kịp thời chống lại âm mưu, thủ đoạn của bọn đế quốc và phản động chia rẽ đồng bào theo tôn giáo này với đồng bào theo tôn giáo khác”.

Vấn đề đoàn kết tôn giáo còn được các Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, X tiếp tục nhấn mạnh, khẳng định và phát triển hoàn thiện thêm. Việc quán triệt, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo là một trong những vấn đề có ý nghĩa để thực hiện những nhiệm vụ trọng đại mà Đảng, Nhà nước ta đã đề ra trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

3. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học Hy Lạp – La Mã

Thông qua nghiên cứu tư tưởng và một số phạm trù đạo đức trong học thuyết của các triết gia cổ đại, có thể tóm lại một số đặc điểm chung trong các học thuyết đã xét như sau:

Thứ nhất, các nhà triết học cổ đại đã đóng góp nhiều giá trị khoa học trong việc nghiên cứu các phạm trù đạo đức mang tính phổ quát của nhân loại. Tất cả các chế độ xã hội đương thời và sau này đều kế thừa và phát triển các phạm trù đạo đức do họ nêu ra.

Thứ hai, về cơ bản các quan niệm đạo đức học của các triết gia cổ đại đều được xây dựng trên cơ sở khoa học, nhất là họ đã chủ tâm nhấn mạnh vai trò của khoa học trong việc nhận thức và thực hiện các phạm trù đạo đức.

Thứ ba, các phạm trù đạo đức như Thiện – ác, Tự do, Hạnh phúc luôn gắn liền với nhau chặt chẽ trong hệ thống học thuyết, phương châm hành động của các nhà triết học cổ đại. Các phạm trù này đã thể hiện mục tiêu, lý tưởng của đạo đức (hạnh phúc, sự tự do), tiêu chuẩn của đạo đức (thiện và ác) và phương thức để đạt tới nó (con đường để đạt tới tự do, thực hiện thiện – ác và hạnh phúc).

Thứ tư, hầu hết học thuyết đạo đức của các nhà triết học cổ đại dù mang nhiều giá trị khoa học, nhưng thường mang tính hướng nội phục vụ cho việc hình thành một nhân cách đạo đức. Nói khác, đạo đức của họ là đạo đức cá nhân. Nó chưa đặt ra vấn đề là xây dựng một cơ sở xã hội để tạo ra hạnh phúc hay tự do cho tất cả mọi người. Phần lớn những tư tưởng đó còn giới hạn trong phạm vi lý trí bên trong con người, hay các ý niệm thuần túy tách rời khỏi thế giới hiện thực.

Và nhiệm vụ tiếp theo của những người nghiên cứu đương thời là phải biết kế thừa những “hạt nhân” hợp lý trong tư tưởng đạo đức của các nhà triết học cổ đại, tính đến sự thay đổi rất căn bản của thời cuộc sau hơn hai nghìn năm, để tiếp tục đề ra và phát triển những chuẩn mực đạo đức phù hợp với đời sống xã hội của con người hiện đại. Luận văn này phần nào đã thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đó. Hy vọng rằng, trong tương lai chúng tôi sẽ có điều kiện đi sâu nghiên cứu từng khía cạnh của các vấn đề đã nêu.

4. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học Phật giáo

Lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học
Lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học

Thượng cầu Phật đạo là muốn đạt được Niết bàn, muốn đạt được thì phải nghiêm trì giới luật đó cũng là thực hành Hiếu hạnh vậy. Hạ hóa chúng sinh, người xuất gia xem nhau như anh em trong một ngôi nhà chính pháp. Cùng nhau một vị cha kính yêu, và những người con này phải mang bản chất chung là sống với nhau theo tinh thần lục hòa. Như vậy hiếu hạnh người xuất gia ở đây là phải có trách nhiệm hóa độ cho tất cả chúng sinh đang nằm trong biển vô minh sinh tử sớm đi theo con đường giải thoát giác ngộ, con đường của trí tuệ. Như vậy việc hướng dẫn

Cha Mẹ mình đi theo con đường giải thoát, chính đạo không chỉ giới hạn ở người sinh ra ta, mà là đối với toàn thể mọi người xung quanh. Mọi người xung quanh chính là Cha Mẹ trong nhiều đời. Như vậy tâm hiếu bây giờ là tâm từ bi của vị Bồ Tát, và từ bi là hiếu hạnh đầy đủ đối với Cha Mẹ trong quá khứ cũng như hiện tại và tương lai rồi.

Như vậy! Người xuất gia không phải là người con bất hiếu, xuất gia không phải từ bỏ người thân, mà xuất gia là từ bỏ những danh lợi của thế gian, từ bỏ tham sân si để đi sâu vào lý vô vi, trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ ba đường. Đó là hiếu đạo cao thượng, chẳng phải báo hiếu Cha Mẹ một đời, mà còn báo hiếu cả thâm ân đa sinh phụ mẫu trong nhiều đời nhiều kiếp. Do đó, muốn đáp công ơn sâu dày của Cha Mẹ không gì hơn bằng công đức xuất gia, hoằng Phật đạo. Hoằng Phật đạo không phải để cho đạo Phật mà là đem lại lợi ích cho Cha Mẹ và tất cả chúng sinh.

5. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học hiện thực

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam, một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ, đã và đang gặt hái được những thành quả to lớn trên mọi phương diện, từ phát triển kinh tế – xã hội cho đến cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và cộng đồng xã hội. Những thành công trên đã làm thay đổi diện mạo đất nước, đưa đất nước ta ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh hơn. Song bên cạnh đó, xã hội Việt Nam cũng đang phải đối diện với nhiều vấn nạn xã hội nghiêm trọng như lạm phát gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp cao, giá cả sinh hoạt leo thang, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, ô nhiễm môi trường sống, bạo lực giới trong gia đình…

Ở thời đại nào cũng vậy, gia đình luôn chịu tác động từ điều kiện kinh tế – xã hội, lịch sử – văn hoá. Những biến động, những biểu hiện trong gia đình luôn mang dấu ấn lịch sử. Bạo lực giới trong gia đình hiện nay trước hết là sản phẩm của lịch sử gia đình phong kiến nho giáo theo kiểu “chồng chúa vợ tôi” và đó là bạo lực giới một chiều bạo lực của chồng đối với vợ; ngày nay mặt trái của cơ chế thị trường cùng nhiều áp lực trong cuộc sống đã đẩy gia đình vào dạng bạo lực thứ hai là bạo lực của vợ đối với chồng. Đôi khi trong cùng một gia đình cùng một thời điểm đồng thời xảy ra cả hai chiều bạo lực giới. Những con số mà chúng tôi thống kê trong phần thực trạng bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay là những con số biết nói và đầy ý nghĩa. Nó gióng lên hồi chuông đối với các nhà xã hội học, tâm lý học; các nhà hoạch định chính sách phát triển gia đình, phát triển và bình đẳng giới. Nó là lời cảnh báo về một thực trạng đáng lo ngại và xu hướng gia tăng đe doạ đến sự phát triển bền vững của gia đình và đến vai trò tế bào cho sự phát triển của xã hội.

Ngày nay, đấu tranh chống lại bạo lực giới trong gia đình không phải là việc làm của riêng lẻ cá nhân trong gia đình mà đó là của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị. Song điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải có cái nhìn biện chứng, phải luôn đặt nó trong việc xem xét và giải quyết một loạt các vấn đề. Quan niệm, tư tưởng, phong tục tập quán lạc hậu mang nặng tư tưởng phong kiến nho giáo, định kiến giới trong xã hội cần được lọc bỏ. Gắn việc phòng chống bạo lực giới trong gia đình với các chương trình mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế, phát triển con người, phát triển quốc gia; với cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ…mục tiêu tạo ra sự phát triển bền vững trong gia đình, trong mối quan hệ vợ chồng. 

Người ta thường nói “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, điều này đòi hỏi rất cao ở người đàn bà một “kiến trúc sư” tài ba, không chỉ làm cho ngôi nhà đẹp đẽ mà còn tràn đầy hạnh phúc. Người ta đánh giá cao các ưu điểm của phụ trong việc kiến tạo hạnh phúc gia đình, cùng đồng nghĩa với việc trao cho họ trách nhiệm lớn lao. Muốn có sự bình đẳng giữa vợ và chồng, người phụ nữ phải hoàn thiện bản thân mình, luôn đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt để trở thành chủ thể tích cực, cùng chồng lo toan mọi công việc gia đình và người đàn ông cũng vậy, phải luôn chung thuỷ, chăm lo cho vợ con cùng vợ chia sẻ những công việc thường ngày; có như vậy thì gia đình luôn được hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười. Điều đó cho thấy, công tác phòng, chống bạo lực giới trong gia đình sẽ thực sự có hiệu quả khi chúng ta kết hợp đồng bộ, linh hoạt các giải pháp và quá trình đó cũng là sự kết hợp chặt chẽ của cả hai yếu tố, chủ quan và khách quan, trong vấn đề nay yếu tố chủ quan đóng vai trò quan trọng.

6. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học phương Tây

Lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học
Lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học

Như vậy, ưu điểm quan trọng nhất của học thuyết phân chia quyền lực là tránh được sự chuyên quyền, độc tài trong thực hiện quyền lực nhà nước. Đánh dấu sự chuyển biến từ việc sử dụng “quyền lực dã man” trong các xã hội chuyên chế sang việc thực thi quyền lực văn minh trong xã hội dân chủ. Loại bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, độc tài – mảnh đất tốt cho sự lộng quyền, bức rào cản của dân chủ và phát triển xã hội. Sự hình thành và phát triển của lý thuyết này gắn liền với quá trình đấu tranh cho bình đẳng, tự do và tiến bộ xã hội. Lấy pháp luật làm tối thượng, lấy bảo đảm các quyền tự do công dân làm mục đích cuối cùng. Không chỉ vậy, với cơ chế kiềm chế và đối trọng, kiểm tra và chế ước lẫn nhau giữa ba nhánh quyền lực đã loại trừ được nguy cơ tập trung tất cả quyền lực nhà nước vào tay một cá nhân, nhóm người hay một cơ quan quyền lực duy nhất nào đó – nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tha hoá trong quá trình thực thi quyền lực. Nhờ cơ chế này mà không cơ quan nhà nước nào có thể chi phối hoặc lấn át hoàn toàn hoạt động của cơ quan khác. Đồng thời không cơ quan nào, tổ chức nào đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật; nằm ngoài sự kiểm tra, giám sát từ phía cơ quan nhà nước khác. Sự phân chia rành mạch về chức năng cùng với cơ chế kìm chế, đối trọng có tác dụng vừa hạn chế khả năng lạm quyền, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát giác sự lạm quyền, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân.

Học thuyết về sự phân chia quyền lực gắn liền với lí luận về pháp luật tự nhiên đã đóng vai trò quyết định trong lịch sử đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại sự độc đoán chuyên quyền của nhà vua.Cùng với sự thành lập chế độ tư bản, tư tưởng phân chia quyền lực đã trở thành một trong những tư tưởng chính của chủ nghĩa lập hiến tư sản. Tư tưởng này lần đầu tiên được thể hiện trong các đạo luật mang tính hiến định của cuộc cách mạng Pháp và sau đó thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kì 1787.Và đây chính là nền tảng cho cách thức xây dựng bộ máy nhà nước của đa số các quốc gia trên thế giới sau này.

7. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học phân tích

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một giai đoạn chứng kiến nhiều biến đổi nhất trong chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, thực dân Pháp xâm lược biến xã hội Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Cùng với đó là sự biến động của tình hình thế giới như sự phát triển và quá trình xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, các cuộc canh tân của Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, các trào lưu tư tưởng dân chủ tiến bộ của phương Tây đã tác động trực tiếp vào Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam có sự biến đổi trên nhiều phương diện.

Chính sự biến đổi của đời sống xã hội ấy đã tạo nên quá trình chuyển biến trong tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng chính trị – xã hội của tầng lớp nho sĩ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Họ nhận thấy được những hạn chế, khiếm khuyết của hệ tư tưởng chính trị phong kiến tôn quyền, từ đó đề xuất tư tưởng canh tân vào cuối thế kỷ XIX, sau đó, khởi xướng tư tưởng dân chủ tư sản vào đầu thế kỷ XX. Nho sĩ duy tân giai đoạn này chủ yếu tiếp thu học tập công cuộc duy tân của Nhật Bản và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc để đề ra đường lối cho riêng dân tộc Việt Nam nhưng vẫn giữ được những giá trị của Nho giáo. Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng này là Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…

Những tư tưởng chính trị – xã hội của các nho sĩ duy tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bao gồm nhiều nội dung nhưng cơ bản nhất đó là sự phê phán sự lạc hậu, bảo thủ của hệ tư tưởng phong kiến và từ đó xây dựng những phạm trù chính trị mới đưa dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng dân chủ tư sản.

Đó là các quan niệm về mục đích chính trị, quan niệm về con đường cách mạng, quan niệm về phương pháp cách mạng, quan niệm về chính thể, quan niệm về giai cấp và đấu tranh giai cấp, quan niệm về dân quyền. Những phạm trù này có quá trình hình thành, tồn tại và phát triển theo sự tác động, thay đổi của lịch sử cũng như sự phát triển nhận thức của dân tộc nói chung và của các nhà tư tưởng nói riêng.

8. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học hiện sinh

Lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học
Lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học

Như vậy, làng xã là nơi các cá nhân, gia đình phải hoà nhập, đó là cơ sở vững chắc và duy nhất để cá nhân, gia đình có thể tồn tại một cách bình thường. Tuy nhiên quan hệ làng xã cũng có những nhược điểm của nó, điều dễ thấy đó là tính bản vị, địa phương, cục bộ. Nếu người cùng làng cố kết bao nhiêu thì người ngoài làng lại phân biệt bấy nhiêu. Mặt khác, quan hệ làng xã chặt chẽ làm cá nhân không có cơ hội để phát triển, ngại đi xa, ngại thay đổi môi trường sống. Để giúp con em nhanh chóng hoà nhập cộng đồng làng xã các bậc cha mẹ phải chọn phương án trung dung, yên phận “Đừng khôn ngoan chớ vụng về”, “Đừng cho lận, chớ hề lận ai”, “ở sao phải phải phân phân”, “ở hẹp người cười, ở rộng người chê”, “ai sao tôi vậy”, “lời nói không mất tiền mua lựa lời nói cho vừa lòng nhau”. Ngày nay khi làng xã, thôn ấp hay khu phố không còn là đơn vị xã hội khép kín thì sự đoàn kết xóm thôn,

láng giềng và sự quan tâm đùm bọc lẫn nhau “lá lành đùm lá rách”, “bán anh em xa mua láng giềng gần”, vẫn là những giá trị đạo đức cần được trân trọng phát huy, tô thêm vào bản sắc văn hoá làng Việt Nam.

Giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam là những quan niệm, qui tắc, chuẩn mực đạo đức có giá trị nhân văn sâu sắc mà ngày nay vẫn còn phù hợp với yêu cầu xây dựng gia đình trong xã hội mới. Các giá trị đạo đức này là một bộ phận trong kho tàng truyền thống của con người Việt Nam với điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hoá đặc thù. Các giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam thể hiện mối quan hệ tình nghĩa, thủy chung, hoà thuận giữa vợ và chồng, sự yêu thương, đức hi sinh và tinh thần trách nhiệm của cha mẹ với con cái, sự hiếu đễ của con cái với cha mẹ và anh chị em với nhau là sự gắn bó đoàn kết trong họ hàng, với làng xóm và quê hương.

9. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học trong giáo dục

Theo Điều 36 của Luật Giáo dục, nội dung đào tạo phải đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành cần thiết, đồng thời tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn. Điều này cho thấy quan điểm rõ ràng về việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nội dung đào tạo.

Khi nói đến nội dung đào tạo giáo viên trung học cơ sở, điều quan trọng là phải đáp ứng nhu cầu thực tiễn của việc phát triển kinh tế – xã hội hiện nay. Có nghĩa là, các phần kiến thức cơ bản cần được bao gồm như sau:

  • Kiến thức chuyên ngành: Đây là các môn học liên quan trực tiếp đến phần giảng dạy của giáo sinh sau này.
  • Kiến thức cơ sở về: Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế Chính trị, Lịch sử Đảng, Đạo đức, Pháp luật… (các môn chính trị và lý luận Mác – Lênin).
  • Những kiến thức về kỹ năng, phương pháp dạy học tâm lý giáo dục và đặc biệt là thực hành sư phạm.
  • Những môn học để giáo sinh nắm được những khái niệm cơ bản và thiết yếu về tổ chức và quản lý trường học, về trách nhiệm và quyền hạn của người giáo viên. Đồng thời cả những môn học tạo điều kiện để giáo sinh biết cách tổ chức và quản lý các hoạt động ngoài lớp, ngoài trường.

Vì vậy, nội dung đào tạo cần phải xác định rõ, và dựa trên cơ sở đó, các trường Sư phạm sẽ phải lựa chọn hệ thống kiến thức, kỹ năng phù hợp với đối tượng đào tạo và mục tiêu đào tạo để đảm bảo chất lượng nội dung chương trình đào tạo.

Nội dung đào tạo có thể được coi là toàn bộ hệ thống tri thức lý luận được lựa chọn trong quá trình giảng dạy nhằm cải biến đối tượng được giảng dạy. Những tri thức, lý luận tham gia vào quá trình rèn luyện đó phải được sử dụng một cách có chất lượng nhằm, củng cố và mở rộng kiến thức đại cương và làm phong phú thêm trình độ văn hoá của bản thân. Đồng thời, nó cũng góp phần vào việc hình thành và phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, thói quen tự học và học có phương pháp của sinh viên.

Hơn nữa, nội dung đào tạo cũng nhằm mục đích phát triển năng lực hiểu và giao tiếp với người khác, đảm bảo những mối quan hệ tốt đẹp đối với người khác; nhận thức đầy đủ trách nhiệm của bản thân đối với học sinh, cộng đồng và xã hội.

Đạt được mục tiêu và chất lượng nội dung đào tạo nói trên, chính là đảm bảo được sự kết hợp hài hoà, hợp lý giữa tri thức lý luận và thực tiễn trong quá trình đào tạo. Điều này không chỉ đòi hỏi sự cố gắng của giáo viên, mà còn cần sự tham gia tích cực của sinh viên trong quá trình học tập.

10. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học phương Đông

Lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học
Lời kết luận luận văn thạc sĩ triết học

Lễ là toàn bộ những quy tắc ứng xử lớn nhỏ mà Khổng Tử đòi hỏi mọi người phải nhất thiết tuân theo. Với chữ Lễ, Khổng Tử đã trên cơ sở của tâm lý học đề ra những biện pháp giáo dục có hiệu quả nhất, tạo ra những sợi dây vô hình buộc chặt nhân dân vào chế độ tông pháp nhà Chu với hy vọng kéo dài chế độ ấy từ đời này sang đời khác. Khổng Tử không muốn mọi người tùy tiện vì ông biết vi phạm những nguyên tắc nhỏ là bước đầu đi đến vi phạm những nguyên tắc lớn nên ông đóng khung ý nghĩ, hành động của con người vào phạm vi thực hiện những quy tắc rất nghiêm ngặt trong cuộc sống gọi là Lễ. Lễ với ý nghĩa là cái không thể vi phạm được, cái được nhận thức một cách sâu sắc như niềm tin tôn giáo, thậm chí hơn cả pháp luật, nó được thể hiện một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn như bản năng sức mạnh tinh thần con người. Để tạo lập được những con người thể hiện Lễ như là hành động bản năng, Khổng Tử yêu cầu phải rèn luyện con người đi vào những quy tắc đó ngay từ thưở còn ấu thơ vì con người sinh ra vốn hiền lành trong trắng, gần gũi với tính tự nhiên của trời đất, chỉ do bởi tập quán mà người ta đi xa, đi trệch… Do vậy, Khổng Tử đòi hỏi phải xây dựng cho trẻ em những khuôn phép tốt để chúng suốt đời phải tôn trọng và làm theo.

Việc giáo dục Lễ sẽ hình thành thói quen tốt buộc con người phải noi theo, ảnh hưởng tích cực tới việc hình thành nhân cách con người. Trong phạm trù Lễ, Khổng Tử đề cao vai trò của mỗi cá nhân trong việc làm chủ bản thân, biết tự kiềm chế để có một nếp sống lành mạnh, tiết độ. Xét đến cùng, tuy có nhiều hạn chế nhưng những giá trị tích cực của phạm trù Lễ vẫn có ý nghĩa đem đến sự hoà hợp cho môi trường sư phạm, góp phần đem lại thái bình thịnh trị cho xã hội. Như vậy, Lễ của Khổng Tử có sự giao thoa với những quy tắc xử sự trong xã hội và được xem như một phần của văn hóa nhân loại. Vì thế, những giá trị tích cực của phạm trù Lễ đáng được trân trọng và kế thừa trong xây dựng con người đạo đức hoàn thiện.

—-

Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

Luận Văn Online hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp một phần những băn khoăn về việc tìm một dịch vụ uy tín để viết thuê luận văn.

Nếu bạn cần tư vấn hoặc giải đáp thắc mắc về dịch vụ viết thuê luận văn.

Hãy liên hệ trực tiếp với nhân viên tư vấn qua hotline: 0972.003.239 – email: edu.luanvanonline@gmail.com. Hoặc để lại thông tin liên lạc của bạn qua trang web: https://luanvanonline.com/.