Mẫu 10 lời kết luận luận văn thạc sĩ y học- bài sinh viên điểm cao

Lời kết luận luận văn thạc sĩ y học

Trong bài viết này, Luận Văn Online sẽ thảo luận về mẫu 10 lời kết luận luận văn thạc sĩ y học – bài sinh viên điểm cao. Đây là những lời kết luận mà sinh viên y học cần biết để tạo ấn tượng mạnh mẽ và giúp họ đạt được điểm số cao trong luận văn của họ.

1. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ y học đặc điểm hội chứng chuyển hoá

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất những kiến nghị sau:

  1. Tăng cường thông tin giáo dục sức khỏe về hội chứng chuyển hoá (HCCH), các yếu tố nguy cơ dẫn đến HCCH. Cần hướng dẫn các đối tượng thuộc diện bảo vệ sức khỏe thực hiện chế độ ăn kiêng, tập luyện, thay đổi lối sống nhằm phòng chống béo phì và thừa cân để hạn chế rối loạn chuyển hóa.
  2. Những nghiên cứu về HCCH trên đối tượng thuộc diện bảo vệ sức khỏe còn hạn chế, nghiên cứu đề xuất cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn về tình hình mắc HCCH và các vấn đề sức khỏe có liên quan đến HCCH ở đối tượng thuộc diện quản lý sức khỏe.

2. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ y học bệnh viện đa khoa

Lời kết luận luận văn thạc sĩ y học
Lời kết luận luận văn thạc sĩ y học

Ở bệnh nhân THA nguyên phát có hội chứng chuyển hoá thì nguy cơ biến chứng thận, não và tim mạch cao hơn so với THA đơn thuần. Do đó, trong điều trị lâm sàng bệnh nhân THA ngoài kiểm soát chỉ số huyết áp thì cần phải điều trị kết hợp HCCH ở đối tượng này.

Cần có những nghiên cứu theo dõi dọc để tìm hiểu và chứng minh thêm vai trò của HCCH ở bệnh nhân THA liên quan đến BTM và tử vong so với người THA không có HCCH.

3. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ y học lâm sàng, cận lâm sàng

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi có khuyến nghị sau:

  1. Cần tăng cường giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và cộng đồng về thời điểm dễ xảy ra nhồi máu não (buổi sáng – trưa từ 6-14 giờ) và cách nhận biết sớm các dấu hiệu khởi phát hay gặp nhất (đau đầu, tê chân tay, giảm hoặc liệt nửa người, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn…) để từ đó bệnh nhân NMN được xử trí ban đầu đúng, được đưa đến viện kịp thời trong giai đoạn “cửa sổ điều trị”; giai đoạn điều trị tiêu huyết khối cho kết quả tốt và an toàn.
  2. Trong quá trình điều trị NMN, cần chú ý tới bệnh nhân NMN >60 tuổi, bệnh nhân có tăng huyết áp và có tăng Glucose máu để có phác đồ điều trị phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả điều trị bệnh nhân NMN.

4. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ y học viêm ruột thừa cấp ở trẻ em

Lời kết luận luận văn thạc sĩ y học
Lời kết luận luận văn thạc sĩ y học

Qua nghiên cứu 85 BN VRT cấp được điều trị bằng PTNS tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 9/2014 đến hết tháng 4/2016, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

– Tuổi trung bình: 11,8 ± 2,2 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ = 2/1.

– Chẩn đoán ban đầu ở tuyến tỉnh chính xác hơn ở tuyến dưới, với p < 0,05.

– Cơ năng: 100% BN có đau bụng, đau ở hố chậu phải 67 BN (78,8%).

-Toàn thân: Có 42 BN (49,4%) nhiệt độ bình thường, 43 BN sốt (51,6%).

– Thực thể: 100% BN có phản ứng thành bụng và ấn điểm Mac – burney đau.

– Cận lâm sàng: 77 BN (90,6%) có số lượng bạch cầu > 10.000 bạch cầu /mm3. 51 BN (60%) tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng ≥ 75%. Có 62/85 BN siêu âm hình ảnh ruột thừa viêm.

– Kết quả giải phẫu bệnh: có 63 BN (74,1%) viêm ruột thừa xung huyết, 22 BN (25,9%) viêm ruột thừa cấp thể mủ.

KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu cho thấy PTNS cắt ruột thừa ở trẻ em là an toàn, có hiệu quả, giảm đau, đảm bảo tính thẩm mỹ, ít có tỷ lệ tai biến, biến chứng, thời gian nằm viện ngắn. Vì vậy chúng tôi đề nghị cần phát triển hơn nữa PTNS điều trị VRT ở trẻ em.

5. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ y học bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

  1. Những kết quả khả quan của phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối sử dụng kĩ thuật tất cả bên trong đã mang tới thêm một lựa chọn về phương pháp điều trị cho người bệnh khi bị đứt dây chằng chéo trước với mục đích phục hồi tối đa độ vững chắc của khớp gối.
  2. Mảnh ghép gân cơ chân ngỗng là nguồn gân an toàn, đáp ứng được yêu cầu phẫu thuật, có thể tiến hành mọi nơi không phụ thuộc vào nguồn cung cấp như mảnh ghép gân đồng loại. Kích thước mảnh ghép đủ lớn, từ đó áp dụng để tham khảo nhằm xây dựng kế hoạch trước mổ lựa chọn nguồn gân trong những kỹ thuật nhất định không chỉ tái tạo DCCT mà còn trong các phẫu thuật tái tạo các dây chằng khác: dây chằng chéo sau, dây chằng bên…

6. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ y học điều trị ung thư

Lời kết luận luận văn thạc sĩ y học
Lời kết luận luận văn thạc sĩ y học

KẾT LUẬN

Nghiên cứu tiến hành trên 131 bệnh nhân ung thư bàng quang nông được phẫu thuật nội soi cắt u qua đường niệu đạo tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ 1/ 2013 – 6/2015 cho thấy những kết quả sau đây:

Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân UTBQN 

Trung bình tuổi của bệnh nhân là 59,82 tuổi; tỷ lệ nam/nữ = 3,68/1; trong đó có 48,9% làm nghề nông, 30,5% là cán bộ viên chức.

Có 68,7% bệnh nhân nghiện thuốc lá, và 11 bệnh nhân u bàng quang xuất hiện sau khi phẫu thuật u đường bài xuất.

U lần đầu chiếm 71,8%, và tỷ lệ tái phát u là 28,2%.

Triệu chứng đái máu chiếm 75,6%.

Thời gian từ khi có biểu hiện lâm sàng đến khi nhập viện trung bình là 5 tháng, trong đó có 67,9% bệnh nhân được phát hiện bệnh trong thời gian ≤ 3 tháng, và trường hợp phát hiện bệnh muộn nhất là sau 48 tháng.

Siêu âm, nội soi, chụp CT-scanner cho thấy kích thước, vị trí và số lượng u phù hợp với tỷ lệ trên 70%, trong đó 61,8% là u đơn độc và 71% là u có kích thước < 3cm.

Kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật: ung thư tế bào chuyển tiếp chiếm 95,4%, ung thư tế bào vẩy và ung thư tế bào tuyến chiếm mỗi loại 2,3%. Giai đoạn Ta chiếm 68,7%, và T1 chiếm 31,3%. Độ mô học G1 chiếm 45,8%, G2 chiếm 16%, và G3 chiếm 38,2%.

Kết quả điều trị ung thư bàng quang nông

Điều trị ung UTBQN bằng phương pháp cắt u nội soi qua đường niệu đạo là phương pháp nhẹ nhàng, ít tai biến và biến chứng, kết hợp với điều trị bổ trợ tại chỗ giúp giảm tỷ lệ và thời gian tái phát, mà không gây xâm lấn như trong nhóm cắt u đơn thuần.

7. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ y học điều trị sỏi thận

Qua nghiên cứu 46 trường hợp phẫu thuật nội soi qua da đường hầm nhỏ tán sỏi thận tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 03/2018 đến tháng 04/2019, chúng tôi rút ra được kết luận sau:

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

– Tuổi trung bình 49,7 ± 11,5 tuổi trong đó độ tuổi 40 – 59 tuổi chiếm đa số (tỉ lệ 58,7%) , tỷ lệ nam : nữ là 3,2 : 1

– BMI trung bình 21,3 ± 1,7 (thấp nhất là 18,2 và cao nhất là 23,6).

– Tiền sử điều trị ngoại khoa sỏi thận: Nhóm bệnh nhân chưa có tiền sử điều trị ngoại khoa sỏi thận chiếm tỉ lệ cao hơn (73,9%).

– Kích thước sỏi thận trung bình trên phim CT Scanner: 3,00 ± 0,49 cm, kích thước nhỏ nhất nhất là 2 cm, kích thước lớn nhất 4,5 cm. Nhóm bệnh nhân sỏi thận kích thước > 3cm gặp nhiều nhất (chiếm 52,2%).

– Vị trí sỏi trên phim CT Scanner: Nhóm bệnh nhân có sỏi đài bể thận phối hợp gặp nhiều hơn (chiếm 76,1%) nhóm sỏi bể thận đơn thuần (chiếm 23,9%).

– Số lượng sỏi trên phim CT Scanner: Nhóm bệnh nhân có sỏi nhiều viên ở đài bể thận gặp nhiều nhất (chiếm 50%).

– Phân độ ứ nước thận trên siêu âm: Nhóm bệnh nhân có ứ nước thận độ I chiếm tỉ lệ cao nhất (58,7%).

KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có khuyến nghị sau:

Trong kỹ thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ, kiểm soát đầu kim chọc là thao tác quan trọng nhất để tránh tai biến và biến chứng xảy ra. Trong quá trình chọc dò thận, để đảm bảo tính an toàn thì tất cả các bước chọc và thay lần lượt các ống nong đều được làm dưới hướng dẫn của siêu âm giúp quan sát liên tục đầu kim chọc, tránh để tuột ống nong hoặc Amplatz sâu gây tổn thương đài bể thận và mạch máu lớn.

8. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ y học thoát vị đĩa đệm

Lời kết luận luận văn thạc sĩ y học
Lời kết luận luận văn thạc sĩ y học

Từ những kết quả thu được trong nghiên cứu này, chúng tôi xin có một số kết luận như sau:

Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

– Phân bố về tuổi: tuổi trung bình của bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 48. Bệnh thường gặp nhiều nhất là tuổi từ 30 – 39.

– Phân bố về giới: nam và nữ mắc bệnh tương đương nhau 1,2. (nam: 55%, nữ: 45%)

– Nghề nghiệp: bệnh xảy ra nhiều ở nhóm hưu trí chiếm 37,5%.

– Thời gian mắc bệnh: bệnh nhân đến viện sớm trong tháng đầu chiếm 42,5%, đến muộn sau 6 tháng chiếm 7,5%.

– Hoàn cảnh khởi phát TVĐĐ hay gặp là tự nhiên, chiếm 90%.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở nghiên cứu này có một số đặc điểm:

– Mức độ đau vừa của đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất (62,5%)

– Hướng lan ra cẳng bàn chân hay gặp nhất, chiếm 72,5%, hướng lan ra vùng hông chiếm tỷ lệ thấp nhất 10%.

– Mức độ TVĐĐ CSTL gặp nhiều nhất là loại vừa chiếm 72,5%, TVĐĐ mức độ nặng chiếm 10%.

– Độ Lassègue < 300 (mức độ kém) chiếm tỷ lệ cao 77,5%.

– Độ giãn cột sống thắt lưng < 12cm (mức độ kém) chiếm tỷ lệ cao 62,5%.

– Vị trí TVĐĐ L4 – L5; L5 – S1 chiếm tỷ lệ cao 47,5%, chủ yếu là TVĐĐ đa tầng chiếm 52,5%.

KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quả thu được trong nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau:

  1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm khá phức tạp, vì vậy để đánh giá được chính xác tình trạng bệnh cần phải khám kĩ lâm sàng, làm các nghiệm pháp chẩn đoán đặc hiệu kết hợp với chụp cộng hưởng từ cột sống.
  2. Phương pháp điều trị nội khoa kết hợp thuốc (giãn cơ, chống viêm giảm đau không steroid, vitamin nhóm B) với quy trình vật lý trị liệu – phục hồi chức năng (hồng ngoại, xoa bóp, điện xung, kéo giãn) mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân, vì vậy nên được hướng dẫn, triển khai rộng rãi cho các cơ sở điều trị.

9. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ y học bệnh nhân đột quỵ não

Qua nghiên cứu 90 bệnh nhân ĐQN gồm: 23 bệnh nhân CMN và 67 bệnh nhân NMN điều trị tại khoa Thần kinh – Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Xác định nồng độ acid uric huyết tương và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não:

– Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương ở thể NMN là 410,79 ± 92,21 μmol/l cao hơn thể CMN là 379,59 ± 85,18 μmol/l. sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05)

– ĐQN xảy ra ở nam nhiều hơn nữ và tập trung vào nhóm tuổi 50 – 79 tuổi.

– Các nguy cơ ĐQN chiếm tỷ lệ cao: tăng huyết áp chiếm 78,9%, thói quen hút thuốc lá chiếm 70% và uống rượu chiếm 45,6%.

– Tỉ lệ rối loạn lipid cao ở cả hai thể ĐQN

– Tình trạng béo phì ở hai thể của ĐQN tăng cao (32,2%).

– Ở cả hai thể của ĐQN có sự khác biệt giữa nồng độ acid uric huyết tương với các yếu tố nguy cơ: THA, rối loạn lipd, hút thuốc lá và tập thể dục thường xuyên (p< 0,05).

– Không có sự khác biệt giữa nồng độ acid uric huyết tương với các yếu tố nguy cơ: ĐTĐ, uống rượu bia ở cả hai thể của ĐQN (p> 0,05).

KHUYẾN NGHỊ

Dựa vào kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với ĐQN xin có kiến nghị sau:

– Acid uric huyết tương cần được xem như là một xét nghiệm thường quy cho các trường hợp ĐQN.

– Tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn, số lượng BN lớn hơn, thời gian theo dõi dài hơn để trả lời câu hỏi liệu kiểm soát chặt chẽ tình trạng tăng acid uric huyết tương theo đích ở những bệnh nhân ĐQN có thể cải thiện được tiên lượng hay không.

10. Mẫu lời kết luận luận văn thạc sĩ y học đánh giá kết quả điều trị

Lời kết luận luận văn thạc sĩ y học
Lời kết luận luận văn thạc sĩ y học

Qua nghiên cứu điều trị 32 bệnh nhân gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kết hợp xương nẹp vít kỹ thuật ít xâm lấn (MIPO) từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 11 năm 2014, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Đặc điểm lâm sàng, Xquang gãy đầu dưới hai xương cẳng chân:

Tuổi trung bình là 40,53 ± 1,32, nhóm tuổi 30 – 49 chiếm tỷ lệ cao nhất 59,4%. Nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam/nữ là 26/6

Nguyên nhân chấn thương chủ yếu là do tai nạn giao thông 78,1%

Gãy kín chiếm 75%, gãy hở độ I chiếm 25%

Trong 32 BN có 4 trường hợp gãy xương chày đơn thuần, có 3 trường hợp chấn thương sọ não, 5 trường hợp chấn thương hàm mặt kèm theo

Phân loại theo AO: gãy loại A1 chiếm 34,4%, gãy loại A2 46,9% và gãy loại A3 chiếm 18,7%

Thời gian điều trị trước mổ: dưới 7 ngày chiếm đa số 81,3%; từ 7 – 14 ngày là 15,6%; trên 14 ngày là 3,1%

Kết quả điều trị

Thời gian nằm viện trung bình 6 ± 4,7 ngày

Tình trạng vết mổ: vết mổ khô sạch không nhiễm trùng chiếm 81,2%, nhiễm trùng là 18,8%.

Kết quả nắn chỉnh giải phẫu theo tiêu chuẩn của Larson và Bostman: kết quả rất tốt và tốt chiếm 84,4 %, kết quả trung bình chiếm 15,6 %

KHUYẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu này chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau:

  1. Kết hợp xương nẹp vít ít xâm lấn (MIPO) là một lựa chọn trong điều trị gãy đầu xa hai xương cẳng chân. Phương pháp có thể áp dụng với các trường hợp gãy phức tạp ( loại B, C theo AO) cho kết quả tốt.
  1. Chỉ định phẫu thuật sớm trước 7 ngày nếu phần mềm cho phép.
  2. Giải thích cho bệnh nhân hiểu tầm quan trọng của việc tập PHCN sau mổ để có kết quả tốt nhất.

—-

Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

Luận Văn Online hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp một phần những băn khoăn về việc tìm một dịch vụ uy tín để viết thuê luận văn.

Nếu bạn cần tư vấn hoặc giải đáp thắc mắc về dịch vụ viết thuê luận văn.

Hãy liên hệ trực tiếp với nhân viên tư vấn qua hotline: 0972.003.239 – email: edu.luanvanonline@gmail.com. Hoặc để lại thông tin liên lạc của bạn qua trang web: https://luanvanonline.com/.