Mẫu 10 lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics từ sinh viên điểm 8,9

Lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics

Trong quá trình viết luận văn thạc sĩ về logistics, một trong những phần quan trọng nhất là lời mở đầu. Lời mở đầu không chỉ giới thiệu vấn đề nghiên cứu mà còn giúp người đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của đề tài và mục tiêu của nghiên cứu.

Trong bài viết này, Luận Văn Online sẽ cùng bạn khám phá một mẫu lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics và tìm hiểu cách tạo dựng một lời mở đầu hấp dẫn và chuyên nghiệp.

1. Mẫu lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế, ở cấp độ vĩ mô Logistics góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh tế thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia, kết nối chu chuyển các nguồn lực giữa các ngành. Ở các nước trên thế giới, ngành Logistics được Chính Phủ quan tâm ở tầm cỡ quốc gia có vai trò như một mắt xích quan trọng trong vận hành nền kinh tế.

Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi trong khu vực để trở thành trung tâm Logistics của Đông Nam Á, VKTTĐPN có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng hiện tại còn có nhiều bất hợp lý trong tổ chức Logistics làm chi phí xã hội, giá bán sản phẩm cao do chi phí lưu thông và phân phối (Nomura Research Institute, 2003, tr. 45). Việc phát triển hệ thống Logistics khoa học góp phần làm giảm chi phí xã hội và tạo điều kiện phát triển kinh tế biển, phát triển kinh tế vùng, giảm chi phí lưu thông, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, tăng thêm thu nhập cho nền kinh tế.

Trong Chiến Lược Phát Triển GTVT đến năm 2020 của Bộ GTVT được Thủ Tướng duyệt tại Quyết Định 206/2004/QĐ-TTg không thấy đề cập đến việc xây dựng một hệ thống Logistics cho VKTTĐPN.

Nhiều dự án TT Logistics bắt đầu hình thành nhưng mang tính tự phát, thiếu sự liên kết thành một hệ thống đồng bộ nên chưa phát huy vai trò một cách hiệu quả. Việc nghiên cứu đề tài này góp phần bổ sung những thiếu sót của việc quy hoạch trên, đồng thời có ý nghĩa tích cực cho các hoạt động kinh tế và lưu thông hàng hóa.

2. Mẫu lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics – nhân tố tác động

Lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics
Lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics

Kinh tế Việt Nam đã và đang thực sự hòa mình vào dòng chảy chung của nền kinh tế toàn cầu, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là với mốc đánh dấu kể từ khi nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã mở ra một thời kỳ phát triển mới với nhiều cơ hội và thách thức lớn.

Nền kinh tế hiện đại của chúng ta, với sự phát triển ngày càng sâu rộng trong quan hệ thương mại với các nước khắp toàn cầu, chính là môi trường và động lực quan trọng để chúng ta chú trọng đầu tư phát triển logistics – một ngành kinh doanh hỗ trợ đắc lực cho tất cả các hoạt động kinh tế khác. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thực sự phát huy và tận dụng hết tiềm năng để phát triển logistics tương xứng để đáp ứng được những đòi hỏi của xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.

Trên thế giới, logistics đã cực kỳ phát triển, trở thành một trong những ngành kinh doanh quan trọng nhất. Nhưng ở Việt Nam, ngành này vẫn còn đang trong giai đoạn sơ khai, mặc dù nước ta có rất nhiều điều kiện cơ bản để mở rộng và hoàn thiện hơn nữa ngành kinh doanh này. Với bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng thì những hoạt động trong ngành logistics càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Nhu cầu phát triển cũng như lợi ích mà logistics đem lại là vô cùng lớn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự biết cách tận dụng và khai thác những tiềm năng phát triển của logistics. Điều này cho thấy rõ được vai trò và ý nghĩa chiến lược quan trọng của việc chú trọng đầu tư phát triển các hoạt động logistics ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Để làm được như vậy, rất cần đến việc tìm hiểu nghiên cứu một cách cụ thể về những yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động logistics ở Việt Nam. Từ đó mới đưa ra được những giải pháp có tính khả thi cao đến từng nhân tố có tác động tiêu cực lẫn tích cực đến thị trường logistics ở nước ta.

Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài “Những nhân tố tác động đến hoạt động logistics ở Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của ngành logistics ở Việt Nam.

3. Mẫu lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics cảng biển

Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống logistics cả nước, nhờ vào vị trí chiến lược nằm bên các tuyến hàng hải trọng yếu trên biển Đông. Hằng năm, có hơn 140.000 lượt tàu trọng tải trên 100.000 tấn đi qua thành phố này. TP. HCM cũng sở hữu hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi, cho phép kết nối lưu chuyển hàng hóa đa phương thức với nhiều nước khác. Chính vì vậy, hoạt động khai thác dịch vụ logistics cảng ở TP. HCM đã được hình thành từ rất sớm và chiếm tỷ trọng chủ yếu so với các địa phương khác trên cả nước.

Số lượng doanh nghiệp khai thác cảng và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics tại TP. HCM không ngừng phát triển. Hiện tại, hơn 50% số doanh nghiệp kinh doanh logistics trên cả nước đang hoạt động tại đây. Năng lực khai thác cảng tại TP. HCM là rất lớn, chỉ tính riêng cảng Cát Lái đã tập trung hơn 70% lượng container xuất, nhập của cả nước.

Tuy nhiên, dịch vụ logistics cảng ở TP. HCM mới chỉ chú trọng tới việc đầu tư vào hai dịch vụ chính là dịch vụ xếp dỡ container và kho bãi. Các dịch vụ khác chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến hoạt động ở các cảng biển vẫn còn bị đình trệ.

Trong công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics cảng ở TP. HCM, dù đã có rất nhiều chính sách nhằm phát triển dịch vụ logistics, nhưng việc nhận thức và đầu tư một cách đồng bộ vẫn chưa được thực hiện triệt để. Một số chính sách ban hành còn chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Công tác điều phối, quy hoạch giao thông kết nối với các cảng tuy đã được quy hoạch, xây dựng nhưng tiến độ còn chậm, một số nơi chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải. Sự phối hợp, phân bổ năng lực khai thác giữa các cảng trong thành phố còn chưa hợp lý, đồng bộ. Công tác kiểm tra giám sát còn lỏng lẻo, dẫn đến sự hoạt động không hiệu quả của một số doanh nghiệp lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển dịch vụ logistics ở cảng TP. HCM.

Trong thời gian qua, đã có nhiều thành công đáng ghi nhận trong công tác quản lý nhà nước với dịch vụ logistics cảng ở TP. HCM. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu này, cũng còn tồn tại nhiều hạn chế đã cản trở phần nào sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ logistics ở cảng TP. HCM. Để thay đổi căn bản về quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở cảng TP. HCM, cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu một cách đầy đủ và khoa học. Xuất phát từ những phân tích và xét thấy nội dung nghiên cứu của vấn đề trên là phù hợp với mã ngành đào tạo quản lý công của Học Viện, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về logistics cảng biển ở Thành phố Hồ Chí Minh”.

4. Mẫu lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics địa bàn TPHCM

Lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics
Lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics

TPHCM là trung tâm kinh tế phát triển mạnh nhất nước. Cơ sở hạ tầng tại thành phố như hệ thống cảng biển, hàng không, đường bộ, đường sắt,…. rất thích hợp để phát triển hoạt động logistics nên thu hút được nhiều sự đầu tư cũng như là nơi đặt văn phòng chính của hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Và theo cam kết WTO, Việt Nam sẽ dần mở cửa thị trường logistics trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn cung ứng dịch vụ logistics nước ngoài. Các tập đoàn logistics nước ngoài là những nhà cung ứng dịch vụ logistics từ rất lâu đời, nhiều kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động logistics. Trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa chỉ mới bắt đầu làm quen với dịch vụ này trong những năm gần đây.

Tính đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với mục đích đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp Việt Nam như Luận văn thạc sỹ về “Giải pháp cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam giai đoạn hậu WTO” (năm 2007) của Nguyễn Thị Bé Tiến, “Giải pháp chuyển đổi từ hoạt động

giao nhận vận tải truyền thống sang hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải vừa và nhỏ ở TPHCM” (năm 2007) của Võ Thị Mùi, “Thực trạng và những giải pháp phát triển logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam năm 2015” (năm 2009) của Hồ Tấn Bằng. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về mô hình logistics của các công ty logistics trực thuộc các hãng tàu nước ngoài nhằm vận dụng để phát triển dịch vụ logistics tại các công ty GNVT hàng hoá XNK trên địa bàn TPHCM.

Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH LOGISTICS TẠI CÁC HÃNG TÀU NƯỚC NGOÀI VÀ VẬN DỤNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM”.

Mô hình mà tác giả nghiên cứu là mô hình logistics tại các công ty logistics trực thuộc các hãng tàu nước ngoài và tác giả xin được viết ngắn gọn trong luận văn là mô hình logistics tại các hãng tàu nước ngoài.

5. Mẫu lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics hội nhập

Trong giai đoạn mở cửa hiện nay, kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, ngành kinh doanh dịch vụ Logistics là một trong những triển vọng phát triển kinh tế mang lại kết quả tích cực cho đất nước.

Với nền kinh tế phát triển, dịch vụ vận tải đa phương thức (logistics) đã trở thành một ngành dịch vụ tích hợp nhiều hoạt động có giá trị gia tăng cao, đem lại lợi ích kinh tế lớn, Việt Nam với môi trường kinh doanh thuận lợi, cơ hội phát triển cao hứa hẹn phát triển mạnh thị trường dịch vụ trong thời gian tới.

Phát triển logistics ở các nước có thu nhập thấp và trung bình có thể thúc đẩy thương mại tăng trưởng và đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng với giá rẻ hơn và chất lượng dịch vụ đảm bảo. 

Tuy nhiên, ngành dịch vụ logistics của nước ta hiện còn nhiều hạn chế, để có thể phát triển mạnh cần xem xét đến nhiều yếu tố và phương hướng phát triển.

Vinalines Logistics là một trong những thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ra đời nhằm đáp ứng một cách toàn diện các chiến lược phát triển dịch vụ logistics của Công ty mẹ trên phạm vi trong và ngoài nước. Vinalines Logistics đang tiến hành đầu tư vào ngành công nghiệp logistics để mở rộng dịch vụ vận tải đa phương thức với tiềm năng phát triển cao.

Bởi vậy em chọn đề tài “Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT NAM trong điều kiện hội nhập” mong đem lại cái nhìn cụ thể về thị trường Logistics nói chung và logistics trong Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT NAM nói riêng.

6. Mẫu lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics hội nhập kinh tế toàn cầu

Lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics
Lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics

Hội nhập kinh tế toàn cầu mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Logistics Việt Nam như: tạo ra ‖sân chơi‖ mở rộng cho các doanh nghiệp, mở ra cơ hội hợp tác, liên doanh, liên kết. Bên cạnh những cơ hội mang lại, thì hội nhập kinh tế toàn cầu còn mang đến những thách thức, hiểm hoạ, rủi ro không nhỏ cho các doanh nghiệp Logistics Việt Nam như: đối thủ cạnh tranh nhiều hơn, thách thức về thị trường gay gắt hơn, thách thức về công nghệ, thách thức về khả năng tài chính và nguồn vốn… Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Logistics phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt và khốc liệt. Hơn nữa các doanh nghiệp Logistics Việt Nam đa số đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp Logistics có vốn đầu tư mạnh từ nước ngoài mà họ còn phải cạnh tranh với chính các đối thủ là các doanh nghiệp trong nước cùng nghành. Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ thông

tin phát triển như hiện nay thì việc người sử dụng biết được thông tin và tiếp cận các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics trở nên cực kỳ dễ dàng, điều đó đã giúp cho người sử dụng dịch vụ có quyền chọn lựa những bên cung ứng dịch vụ mang lại giá trị tối ưu nhất cho họ. Vì vậy, yếu tố tìm kiếm và quan trọng hơn nữa là giữ và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ trở lên hết sức quan trọng, có thể nói là yếu tố quyết định sự tồn tại đối với mỗi doanh nghiệp Logistics Việt Nam.

Công ty Cổ phần Vinaline Logistics Việt Nam trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, là một trong những đầu mối liên kết, tập hợp các Công ty thành viên trong hoạt động Logistics thành một mạng lưới, hoạt động theo chủ trương chiếm lĩnh, vận chuyển khai thác container nội địa, làm chủ thị trường và gặt hái được nhiều thành công. Bên cạnh những kết quả nhất định mà Vinalines Logistics đã đạt được, thì vẫn còn khá nhiều vấn đề còn tồn tại cần giải quyết. Một trong những vấn đề nổi bật mà Vinalines Logistics đang gặp phải là sự phản ánh, phàn nàn của khách hàng về dịch vụ Logistics. Theo nguồn tin từ Vinalines Logistics thì hiện tượng khách hàng gọi điện, gửi email phản ánh trong quá trình sử dụng dịch vụ của công ty xảy ra rất nhiều, các phản ánh như về sự nhầm lẫn sai sót của nhân viên giao nhận, tài xế xe container không hợp tác với chủ hàng, nhân viên không cập nhật thông tin kịp thời cho khách hàng, nhân viên khai báo hải quan yếu nghiệp vụ hay nhân viên chứng từ làm thất lạc hồ sơ…. Trên thực tế đã có không ít khách hàng ngưng sử dụng dịch vụ của Vinalines Logistics giữa chừng hoặc sử dụng dịch vụ của bên cung cấp khác thay thế cho dịch vụ Logistics của công ty. Việc để mất khách hàng, với những hợp đồng có giá trị lớn đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của Vinalines Logistics Việt Nam. Hơn nữa, trong bối cảnh thị trường Logistics cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc duy trì, tìm kiếm và phát triển thêm những khách hàng mới là rất khó khăn.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: ―Nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics cho Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam‖ làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ với hy vọng nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics của công ty nhằm mang lại sự hài lòng tối ưu nhất có thể cho khách hàng, qua đó giúp công ty có những lợi thế cạnh tranh nhất định nhằm thu hút khách hàng và giúp thực hiện những mục tiêu kinh doanh theo kế hoạch đã đề ra..

7. Mẫu lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics – hoàn thiện quản trị đầu vào

Sự hội nhập kinh tế toàn cầu không chỉ đơn thuần là sự giao lưu, mà còn kéo theo sự pha trộn về văn hóa, trong đó có văn hóa ẩm thực. Nhờ đó, khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu ăn uống của mình. Bên cạnh nền ẩm thực thuần Việt vốn đã vô cùng phong phú và đa dạng, khách hàng ngày nay đã có thể thưởng thức đồ ăn từ nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Trong những năm gần đây, ẩm thực Nhật Bản không chỉ đơn giản là một xu hướng, mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Việt. Nhà hàng Nhật Bản bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng giữa thập niên 1990. Đến thời điểm hiện tại, thị trường Việt Nam đã có hàng trăm nhà hàng Nhật với các phong cách và hình thức phục vụ khác nhau. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực này đang ngày một trở nên gay gắt và khốc liệt. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực, sáng tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Trong bối cảnh kinh tế biến động không ngừng và thị trường cạnh tranh quyết liệt, mỗi doanh nghiệp không thể tự làm tất cả mọi việc. Họ trở thành những mắt xích quan trọng trong các chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến phân phối và bán lẻ. Chính sự cạnh tranh khốc liệt cũng như mối liên kết ngày một chặt chẽ giữa các doanh nghiệp khiến cho logistics trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong hệ thống kinh doanh. Trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, vấn đề quản trị logistics đầu vào đang là nỗi trăn trở của nhiều nhà quản trị, đặc biệt là với những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường chưa lâu như Công ty cổ phần Javistar. Xây dựng được hệ thống quản trị logistics đầu vào hiệu quả sẽ là một trong những yếu tố giúp công ty có nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này.

Trong quá trình thực tập và tìm hiểu tình hình hoạt động quản trị logistics đầu vào của công ty cổ phần Javistar, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện quản trị logistics đầu vào tại Công Ty Cổ Phần Javistar” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

8. Mẫu lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics – xây dựng chiến lược

Lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics
Lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics

Logistics đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, chiếm một phần lớn giá trị trong GDP của quốc gia nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Việc phát triển mạnh mẽ của ngành logistics không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác như:

Trực tiếp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó góp phần tích cực vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Thành phố;

Cung cấp trực tiếp các dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong các khu chế xuất và các khu công nghiệp Thành phố, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của Thành phố;

Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế và quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành logistics Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu, các dịch vụ vận tải, kho bãi, phân phối chưa được thực hiện một cách thống nhất do điều kiện cơ sở hạ tầng và năng lực vận tải còn yếu kém nên chi phí logistics tại Việt Nam cao gấp nhiều lần so với các nước công nghiệp khác. Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Khu công nghiệp Sài Gòn cũng nằm trong bối cảnh chung đó, nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển logistics tại công ty, tác giả đã chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Phát triển Khu công nghiệp Sài Gòn giai đoạn 2021 – 2015” để nghiên cứu.

9. Mẫu lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với sự đầu tư từ nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Các công ty nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam, mở cửa hàng kinh doanh và tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt. Thị trường mỹ phẩm của Việt Nam hiện đang có giá trị ước tính khoảng 2,3 tỷ USD. Chúng ta thấy rằng, các thương hiệu nước ngoài đang chiếm lên đến 90% thị phần mỹ phẩm của Việt Nam, trong đó Hàn Quốc là nhà cung cấp mỹ phẩm hàng đầu trong khu vực châu Á, theo Thái Trang (2019). Bắt đầu từ những bộ phim truyền hình Hàn Quốc được yêu thích, “làn sóng Hàn Quốc” đã lan tỏa mạnh mẽ và sâu rộng đến người dân Việt Nam và tiếp tục lan tỏa đến các lĩnh vực khác như âm nhạc, thời trang, ẩm thực. Điều này đã kéo theo hàng loạt các hoạt động kinh doanh thành công của các ngành công nghiệp khác như mỹ phẩm, điện thoại, điện tử, vải, thức ăn nhanh,… Đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc năm 2015 đã giảm thuế quan giữa hai nước.

Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA, một công ty Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm và hàng gia dụng, thuộc Tập đoàn LG Household & Healthcare ở Hàn Quốc, đã được thành lập tại Việt Nam từ năm 1997. Sau hơn 20 năm tăng trưởng và phát triển, công ty đã trở thành một trong những công ty mỹ phẩm hàng đầu tại Việt Nam. Sản phẩm của công ty hiện đã có mặt khắp cả nước và xuất khẩu sang nhiều nước khác trên thế giới.

Tuy nhiên, vào cuối năm 2018, mặc dù công ty đã thay đổi mô hình kinh doanh từ Kênh bán hàng trực tiếp (New Management System – NMS) sang Kênh đại chúng bán thông qua các nhà phân phối để giảm chi phí, thích ứng với thị trường, và nhằm hạn chế sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty đa quốc gia khác đang hoạt động về lĩnh vực mỹ phẩm tại Việt Nam, lợi nhuận của công ty vẫn giảm vì nhiều yếu tố. Một trong những nguyên nhân chính là sự không đồng bộ và kiểm soát chặt chẽ của các mắt xích trong chuỗi cung ứng mỹ phẩm. Cùng với đó, chuỗi cung ứng hiện đang tồn tại nhiều lãng phí trong sản xuất và chính những lãng phí này đã góp phần không nhỏ làm cho chi phí sản xuất tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của công ty.

Do những lý do trên, và cũng là một thành viên đã công tác trong bộ phận quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm của công ty, tôi nhận thấy sự lãng phí vẫn tiếp tục diễn ra trong chuỗi cung ứng mỹ phẩm mà chưa có một phân tích, nghiên cứu chính thức hay giải pháp cho vấn đề này. Vì vậy, với mong muốn tìm ra những vấn đề chưa phù hợp trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty, từ đó muốn đề xuất các giải pháp, chiến lược hợp lý và có tính khả thi cao giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm, tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của mình.

10. Mẫu lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics

Lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics
Lời mở đầu luận văn thạc sĩ về logistics

Khái niệm Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) lần đầu tiên ra đời vào những năm 1980, một thời kỳ đầy biến động và sự thay đổi. Phương pháp này sau đó trở nên phổ biến trên toàn cầu vào những năm 1990, mở ra một kỷ nguyên mới cho quản lý chuỗi cung ứng. Từ thời điểm đó, quy trình này đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh và được áp dụng thành công vào rất nhiều công ty lớn, điển hình là Dell, Toyota, và đặc biệt là Wal-mart. Wal-mart, một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, đã biến SCM thành một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp họ đạt được ưu thế về chi phí và giá cả cạnh tranh so với các đối thủ khác. Nhờ vào sự thành công trong việc quản trị chuỗi cung ứng, Wal-mart đã nhanh chóng trở thành một đế chế bán lẻ khổng lồ nhất trên thế giới.

Trong khi đó, tại Việt Nam, khái niệm SCM đã trở nên quen thuộc hơn và được nhắc đến nhiều hơn trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu chú ý tới và học hỏi từ các mô hình quản lý chuỗi cung ứng thành công trên thế giới. Tuy nhiên, việc hiểu rõ SCM là gì, cách xây dựng và quản lý một chuỗi cung ứng hiệu quả vẫn là một thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp. Thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ là một trường hợp điển hình.

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và đặc biệt từ năm 2009 khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước mới thực sự phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Cảnh báo về việc mất vị thế trên thị trường đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Một trong những giải pháp cần thiết để giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam giữ vững thị trường đó chính là việc quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng. Để giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam làm rõ các vấn đề có liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn bán lẻ Wal-mart và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam”.

—-

Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

Luận Văn Online hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp một phần những băn khoăn về việc tìm một dịch vụ uy tín để viết thuê luận văn.

Nếu bạn cần tư vấn hoặc giải đáp thắc mắc về dịch vụ viết thuê luận văn.

Hãy liên hệ trực tiếp với nhân viên tư vấn qua hotline: 0972.003.239 – email: edu.luanvanonline@gmail.com. Hoặc để lại thông tin liên lạc của bạn qua trang web: https://luanvanonline.com/.