Trong tiểu luận môn quản trị thương hiệu, việc tạo ra một lời mở đầu thú vị và cuốn hút là một phần quan trọng để thu hút sự quan tâm của độc giả và cung cấp bản đồ chi tiết cho nội dung chính của bài viết.
Chính vì vậy, Luận Văn Online xin giới thiệu đến bạn “10 bài mẫu lời mở đầu tiểu luận môn quản trị thương hiệu.” Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu về những cách tiếp cận sáng tạo để bắt đầu tiểu luận của mình và cách thể hiện sự chuyên nghiệp và thông thái về quản trị thương hiệu. Cùng với những ví dụ thực tế và mẫu lời mở đầu, bạn sẽ có cơ hội nắm vững nền tảng quan trọng cho tiểu luận môn quản trị thương hiệu của mình.
Xem thêm nội dung liên quan: Tổng hợp 50 đề tài + mẫu tiểu luận quản trị thương hiệu
Hãy cùng bắt đầu hành trình nghiên cứu và viết bài tốt hơn!
1. 10 Mẫu lời mở đầu tiểu luận môn quản trị thương hiệu
1.1. Lời mở đầu cho bài mẫu tiểu luận quản trị thương hiệu Phúc Long
Nếu là fan của trà sữa, chắc chắn không một ai có thể bỏ qua cái tên đáng gờm Phúc Long. Đi qua các quán trà sữa nào ở Hà Nội hay TP.HCM, bất cứ ai cũng phải ngạc nhiên bởi không khí đông như trẩy hội ở đây. Giới trẻ sẵn sàng bỏ cả giờ đồng hồ để xếp hàng mua cốc trà sữa Phúc Long.
Trà sữa được coi là “vũ khí để chiến thắng” trong thị trường cà phê-nước giải khát của Việt Nam, chủ yếu là do dân số trẻ của Việt Nam. Phúc Long hiện có khoảng 82 cửa hàng tại TP HCM và 7 tỉnh, thành phố khác. Xuất hiện trong hầu hết tòa nhà và trung tâm thương mại, án ngữ ở những vị trí ngoài trời thuộc hàng đắt giá, tạo thuận tiện khi
đi lại, Phúc Long Coffee & Tea có lẽ là chuỗi F&B thành công ở Việt Nam hiện tại. Doanh thu chuỗi này liên tiếp tăng trưởng hai chữ số trong những năm trở lại đây, gần nhất năm 2019 đạt 780 tỷ đồng. Phúc Long Coffee & Tea đã làm gì để đưa tên tuổi của họ được nhiều người biết đến như vậy? Điều bí ẩn tạo nên thương hiệu của Phúc Long Coffee & Tea là những ly trà thơm ngon, tách cà phê phin đậm đà,hay do chiến lược kinh doanh bài bản, thương hiệu hiện có những lợi thế tiềm tàng nào chưa được khai phá ? Chính vì vậy, việc “Phân tích chiến lược và đề ra giải phát phát triển thương hiệu Phúc Long” là rất cần thiết.
1.2. Lời mở đầu cho bài mẫu tiểu luận quản trị thương hiệu Tigon

1.3. Viết lời mở đầu cho bài tiểu luận môn quản trị thương hiệu Tôn Đông Á
Trong bối cảnh nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, nhất là khi có nhiều hàng hóa nước ngoài vào thị trường Việt Nam, thì một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp duy trì, mở rộng và phát triển thị trường trong và ngoài nước đó chính là thương hiệu. Nhận biết thương hiệu không chỉ là yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng, mà còn là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của mình.
Thông qua nhãn hiệu, người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm khác. Thương hiệu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phân khúc thị trường doanh nghiệp bởi mỗihàng hóa mang thương hiệu khác nhau sẽ đưa ra những thông điệp khác nhau dựa trên những dấu hiệu nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng và thu hút sự chú ý của nhiều đối tượng khách hàng.
Vì vậy, việc tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm của các công ty là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu đối với một doanh nghiệp, nhóm chúng em đã có cơ hội được tìm hiểu về Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, một trong số ít những doanh nghiệp có bề dày lịch sử cũng như có độ nhận diện thương hiệu rất cao về mảng xây dựng.
1.4. Viết lời mở đầu cho bài tiểu luận môn quản trị thương hiệu The Body Shop

Vấn đề thương hiệu cũng như quản trị thương hiệu hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng như hiện nay. Thương hiệu có ý nghĩa sống còn đối với một doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp phải có một chiến lược xây dựng thương hiệu lâu dài. Xây dựng thương hiệu hoàn toàn không phải là việc chỉ tạo một cái tên của doanh nghiệp hay sản phẩm, tiến hành đăng ký bảo hộ các yếu tố cấu thành thương hiệu đó và rồi có thể yên tâm khai thác những lợi ích mà chúng mang lại cho doanh nghiệp.
Một thương hiệu sẽ không thể phát triển, thậm chí khó tồn tại nếu chủ sở hữu doanh nghiệp không có các chiến lược hợp lý để duy trì và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả. Quá trình duy trì và phát triển thương hiệu có
thể bao gồm nhiều những hoạt động liên tục nhằm xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, tạo cơ hội thu hút ngày càng nhiều khách hàng biết đến, chấp nhận, ghi nhớ và có thái độ tích cực đối với thương hiệu của doanh nghiệp.
Hiện nay, nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, mở ra cơ hội phát triển ra thị trường thế giới nhưng đồng thời cũng thu hút các doanh nghiệp trên thế giới đầu tư và phát triển tại thị trường Việt Nam. Do đó, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nên The Body Shop đã xây dựng và phát triển thương hiệu như thế nào để có được vị thế trong lòng khách hàng khi lựa chọn thâm nhập và phát triển tại thị trường Việt Nam.
1.5. Lời mở đầu cho tiểu luận môn quản trị thương hiệu cà phê Trung Nguyên
Cà phê Trung Nguyên với hành trình xây dựng và thực hiện chiến lược thương hiệu của mình, trải qua bao sóng gió, đến nay đã chiếm được một vị trí vững chắc trong tâm trí khách hàng. Hình ảnh màu nền nâu đỏ là yếu tố chủ đạo tượng trưng cho màu đất Tây Nguyên với khối không gian ba chiều được “khắc nổi” trên nền của biển hiệu cùng tông màu nhưng khác sắc độ, cấu trúc hình tháp thể hiện khát khao vươn lên, đặt trên nền nâu đất đặc trưng của vùng đất Tây nguyên biểu lộ một nền tảng vững chắc cho sự phát triển.
Hình ảnh đó ít nhiều đã thấm đậm sâu trong không ít khách hàng cả trong và ngoài nước.
- Để có được một vị trí như thế, một hình ảnh như thế, nhiều người, nhiều doanh nhân đã tự hỏi Trung Nguyên đã làm như thế nào?
- Kế hoạch chiến lược ra sao?
- Làm sao Trung Nguyên có thể giải quyết được vấn đề nan giải khi mà một Rice Field tại Mỹ đã đăng ký nhãn hiệu?
- Làm sao Trung Nguyên lại chiếm được một vị trí vững chắc trong tâm trí khách hàng trong một khoảng thời gian như thế?
… và nhiều câu hỏi nữa … Cũng với những câu hỏi như trên, những thắc mắc xoay quanh vấn đề thương hiệu cà phê Trung Nguyên, nhóm 9 – lớp CHQTKDK02 đã chọn lựa mục tiêu nghiên cứu “Chiến lược thương hiệu cà phê Trung Nguyên” làm đề tài tiểu luận của nhóm.
1.6. Lời mở đầu cho tiểu luận môn quản trị thương hiệu nước Tiên Lãng

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế cạnh trang gay gắt và khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cố gắng trên tất cả các phương diện, để đứng vững và chiếm lĩnh được thị trường. Giữ vững và nâng cao vị thế của thương hiệu doanh nghiệp tên thị trường là một điều rất khó khăn, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp tiếp cận thị trường một cách chủ động hơn khi gia nhập thị trường, tạo sự khác biệt không chỉ sản phẩm hay marketing, đó chính là một thương hiệu vững chắc, nền móng của doanh nghiệp.
Ở nước ta các doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ nhiều về thương hiệu nên bị lép vế trên sân nhà trước các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài. Thương hiệu còn thể hiện sự uy tín, tín nhiệm, niềm tin của khách hàng. Hiện nay, môi trường sống có nhiều biến động, ô nhiễm nguồn nước là vấn đề khiến cả xã hội lo lắng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của con người. Từ những vấn đề đó, sản phẩm “NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT TIÊN LÃNG” của Công ty TNHH Nước giải khát TIÊN LÃNG ra đời, đây là sản phẩm mà công ty đưa ra với thương hiệu vì lợi ích sức khoẻ con người.
1.7. Lời mở đầu cho bài tiểu luận môn quản trị thương hiệu Toyota
Hội nhập quốc tế mang lại cho các quốc gia rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Để tận dụng triệt để các cơ hội và vượt qua được các thách thức, mỗi quốc gia cần phát huy một cách hiệu quả sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế dân tộc, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Một trong những yếu tố để nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp là quản trị thương hiệu. Một thương hiệu mạnh là một cá tính, là sự hiện diện hữu hình của hình ảnh hàng hóa, do đó mang lại các cơ hội kinh doanh và sức mạnh đòn bẩy cho các hoạt động khác. Có một tên tuổi lớn được xem như vũ khí cơ bản trong cạnh tranh.
Thương hiệu không chỉ là nhân tố để doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình mà còn là tài sản vô hình vô giá, là niềm tự hào của cả dân tộc, là biểu trưng tiềm lực và sức mạnh của nền kinh tế quốc gia.
Trong lĩnh vực quản trị thương hiệu, Toyota là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới đã tạo được niềm tin cậy và trung thành tuyệt đối của khách hàng, từ đó đã tạo dựng nên một thương hiệu môi trường tồn với thời gian. “Cách Toyota đã trở thành một cách tư duy hơn là tên gọi của một công ty” (USA Today – Toyota Way – 2004). Quản trị thương hiệu Toyota là bài học kinh nghiệm quý báu cho các doanh nghiệp trên khắp thế giới và Việt Nam.
Xuất phát từ những nhận thức như trên, người viết chọn đề tài “Quản trị thương hiệu Toyota” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.8. Mẫu lời mở đầu cho bài tiểu luận môn quản trị thương hiệu Kotex

1.9. Mẫu lời mở đầu cho bài tiểu luận môn quản trị thương hiệu Coca-Cola

1.10. Mẫu lời mở đầu cho bài tiểu luận môn quản trị thương hiệu
Việc xây dựng thương hiệu không chỉ là xây dựng trên các mặt về sản phẩm mà còn nhiều loại hình thương hiệu như là: thương hiệu vùng, lãnh thổ địa phương, đất nước và con người,… Nhờ có việc xây dựng được thương hiệu cho vũng lãnh thổ hay quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngoài ra nó còn góp phần thu hút khách du lịch đến đất nước vùng và lãnh thổ đó thăm quan làm tăng nguồn thu cho khu vực và đất nước đó. Chính những yếu tố này làm tăng động lực cho các nhà lãnh đạo quan tâm ngày một nhiều đến marketing lãnh thổ cho địa phương đất nước mình với mục đích duy nhất đó là làm tăng lợi ích quốc gia, vùng và khu vực sống và quản lý. Chính vai trò không thể thiếu được đói với mỗi quốc gia, vùng, và lãnh thổ nên cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước cơ quan các cấp.
Đó là lý do đề tài “Quá trình xây dựng thương hiệu tại các doanh nghiệp Việt Nam” được hình thành.
2. Lưu ý cần tránh để viết lời mở đầu cho bài tiểu luận quản trị thương hiệu đạt điểm cao

Viết lời mở đầu cho bài tiểu luận quản trị thương hiệu là một nhiệm vụ quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến thành công của bài viết. Để giúp bạn viết lời mở đầu xuất sắc, dưới đây là 6 lưu ý cần tránh:
- Tránh viết lời mở đầu quá dài hoặc quá ngắn. Một lời mở đầu quá dài có thể làm mất đi sự tập trung của người đọc, trong khi một lời mở đầu quá ngắn có thể gây thiếu thuyết phục. Hãy tìm một sự cân bằng hợp lý để trình bày ý kiến của bạn một cách rõ ràng và logic.
- Hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ phức tạp và chuyên ngành. Dành cho người đọc không chuyên về quản trị thương hiệu, việc sử dụng các thuật ngữ phức tạp có thể gây khó khăn trong việc hiểu và tạo sự tương tác. Thay vào đó, sử dụng ngôn từ dễ hiểu và cụ thể để truyền đạt ý tưởng của bạn một cách rõ ràng.
- Tránh viết lời mở đầu mà không có mục tiêu rõ ràng. Trước khi viết lời mở đầu, hãy đặt mục tiêu của bạn từ đầu và giữ cho toàn bộ lời mở đầu xoay quanh mục tiêu đó. Điều này giúp bạn duy trì sự tập trung và truyền đạt ý tưởng của mình một cách hiệu quả.
- Không lặp lại những điểm chính đã được đề cập trong tiểu luận. Lời mở đầu nên đưa ra những ý tưởng mới và thêm sự sâu sắc cho nội dung chính của bài viết. Thay vì lặp lại những điểm đã biết, hãy tìm cách phát triển ý tưởng và mang lại góc nhìn mới cho người đọc.
- Tránh sử dụng các câu mở đầu mà không có sức hấp dẫn. Lời mở đầu của bạn cần có sức hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của người đọc ngay từ đầu. Hãy sử dụng các câu mở đầu đầy sức mạnh, như câu chuyện, dẫn chứng, hoặc câu hỏi để tạo sự kích thích và tạo sự tò mò cho người đọc.
- Hãy chắc chắn rằng lời mở đầu của bạn có cấu trúc logic và mạch lạc. Sắp xếp ý tưởng của bạn một cách hợp lý và sử dụng các liên từ và từ nối để tạo sự liên kết giữa các ý tưởng. Điều này giúp người đọc theo dõi và hiểu rõ hơn về luồng ý tưởng của bạn.
Với những lưu ý trên, bạn sẽ có cơ hội viết lời mở đầu cho bài tiểu luận quản trị thương hiệu của mình và đạt được điểm cao. Chúc bạn thành công!
—
Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:
- Tổng hợp 50 đề tài + mẫu tiểu luận kinh tế chính trị mác lênin
- Tổng hợp 50 đề tài + mẫu tiểu luận marketing căn bản
- Cấu trúc của một chuyên đề hoàn chỉnh kèm mẫu chi tiết
Luận Văn Online hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp một phần những băn khoăn về việc tìm một dịch vụ uy tín để viết tiểu luận thuê.