10 bài mẫu lời mở đầu tiểu luận môn xã hội học

Tiểu luận môn xã hội học

Trong hành trình tìm hiểu về xã hội học, lời mở đầu của tiểu luận môn xã hội học có vị thế đặc biệt quan trọng. Đó không chỉ là cổng mở ra thế giới của tri thức xã hội, mà còn là điểm xuất phát cho sự tò mò về những khám phá sâu sắc về tổ chức xã hội và con người.

Bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi về tầm ảnh hưởng của xã hội đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta chưa? Bài viết này giới thiệu 10 mẫu lời mở đầu tiêu biểu trong tiểu luận môn xã hội học, không chỉ là điểm đầu tiên của cuộc trò chuyện, mà còn là tín hiệu khởi đầu cho sự hiểu biết sâu sắc về thế giới xã hội chung quanh chúng ta.

Xem thêm nội dung liên quan: Tổng hợp 50 đề tài + mẫu tiểu luận môn xã hội học

Hãy cùng Luận Văn Online đặt chân vào thế giới này và đặt câu hỏi: Xã hội ta đang nói gì về chúng ta?

1. 10 Mẫu lời mở đầu tiểu luận môn xã hội học

1.1. Lời mở đầu tiểu luận môn xã hội học vấn đề nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Không phủ nhận vai trò của mạng xã hội nhưng hiện nay nổi lên tình trạng giới trẻ phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội , thay vì đến với nhau ngoài đời thực để thăm hỏi, nói chuyện với nhau thì giới trẻ suốt ngày chỉ dán mắt vào màn hình máy tính hoặc điện thoại để nhắn tin để nói chuyện và trao đổi với nhau. Dần dần họ sẽ mất dần kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống, không ít người trong số họ có biểu hiện “nghiện” mạng xã hội, họ sử dụng mạng xã hội như thành một thói quen trong cuộc sống và tâm lý bị phụ thuộc mạnh mẽ vào mạng. Đây cũng có thể được coi là một bệnh lý của người nghiện, nếu không có sẽ trở nên khó chịu, day dứt, đứng ngồi không yên, không thể tập trung làm việc của mình.

Đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên Học viện báo chí và tuyên truyền, là thế hệ sinh viên trường Đảng, việc sử dụng mạng xã hội như thế nào là một yếu tố quan trọng giúp sinh viên phân định ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội. Từ đó có thể hiểu biết, vận dụng và vận dụng những mặt tích cực mà mạng xã hội đem lại, tự hạn chế và loại bỏ những mặt tiêu cực mà nó gây ra. Chính vì vậy việc đi sâu nghiên cứu về nhu cầu sử dụng mạng xã hội và những tác động ảnh hưởng của nó đến tư tưởng và lối sống của sinh viên ở học viện là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề trên, em đã chọn đề tài “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay” làm bài tập của mình

1.2. Lời mở đầu tiểu luận môn xã hội học hành vi, nói tục chửi thề của giới trẻ

Tiểu luận môn xã hội học
Tiểu luận môn xã hội học

Ông cha ta ngày xưa đã dạy con cháu phải là phải “học ăn, học nói”, chính là học cách sử dụng ngôn ngữ sao cho đúng, cho hay. Tiếng Việt là thứ tiếng giàu và đẹp, có thể biểu hiện mọi khái niệm về sự vật hoặc mọi cung bậc tình cảm của con người. Nhiệm vụ của các thế hệ trẻ chúng ta là phải học tập, gìn giữ và phát huy tinh hoa của thứ tiếng mẹ đẻ giàu đẹp này.

Ấy vậy nhưng có một thực tế đáng lo ngại là nhiều lớp thanh thiếu niên hiện nay không nhận thức được điều đó mà ngược lại còn vô tình hay cố ý phá hoại thứ của cải tinh thần vô giá ấy bằng cách văng ra những câu từ tục tĩu, thô kệch. Nhận thấy từ thực tiễn của vấn đề nói tục, chửi thề là một vấn đề xã hội cấp thiết cần được giải quyết, nhóm chúng em quyết định nghiên cứu về đề tài “Hành vi chửi thề, nói tục hiện nay của nhóm thanh thiếu niên Việt Nam”. Để mọi người nhận thấy và lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Liên tục bồi dưỡng năng lực giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong thời đại mới. Vì một thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam văn minh, tất cả hãy nói “không” với “Nói tục chửi thề”.

1.3. Viết lời mở đầu cho bài tiểu luận môn xã hội học pháp luật

Trong thời gian qua, những hiện tượng rất không đẹp được  đăng tải trên các mặt báo, các trang mạng xã hội có chiều hướng gia tăng; hành vi phản cảm, thời thượng, lố bịch của giới Showbiz được quảng bá hàng ngày; khá nhiều danh hiệu hão được tiếp tay bởi các cơ quan có trách nhiệm diễn ra rất công nhiên; đưa quá nhiều thông tin tiêu cực về tệ nạn mua điểm, chạy chức, chạy quyền, chạy tiêu chuẩn, chạy tuổi.

Chính phủ đã bị một số tờ báo mạng lợi dụng chức năng phản biện xã hội của báo chí để “đặt lại vấn đề”, thậm chí cố tình “lật ngược chân lý”… đưa tin giật gân với mục tiêu câu khách, không thực hiện đúng chỉ đạo định hướng thông tin. Cho nên xuất phát từ những khách quan trong cuộc sống, chúng ta cần phải hiểu về cách mà hiện tượng dư luận được tạo nên và tồn tại.

1.4. Viết lời mở đầu cho bài tiểu luận môn xã hội học tác động của tiktok lên giới trẻ

Tiểu luận môn xã hội học
Tiểu luận môn xã hội học

Ngoài trụ sở chính của ByteDance tại Bắc Kinh, TikTok còn có các văn phòng toàn cầu, bao gồm ở Dublin, Los Angeles, Thành phố New York, London, Paris, Berlin, Dubai, Mumbai, Singapore, Jakarta, Seoul và Tokyo. Kể từ khi ra mắt vào năm 2016, TikTok nhanh chóng trở nên phổ biến ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và các khu vực khác trên thế giới. Tính đến tháng 08 năm 2020, TikTok đã cán mốc một tỷ người dùng trên toàn thế giới trong vòng chưa đầy bốn năm.

Hiện nay, khi ai đó đang sử dụng điện thoại thì việc bắt gặp họ đang xem TikTok hay quay các trend theo xu hướng của  TikTok là điều dễ dàng. Chính vì sự phổ biến của nó đã gây tác động vô cùng to lớn đến thế hệ trẻ hiện nay. Bên cạnh sự giải trí lành mạnh, nó gây ra nhiều hậu quả khôn lường, làm cho người xem, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên xa rời với thực tế cùng với những content rác làm cho càng nhiều người có suy nghĩ lệch lạc về văn hóa và cuộc sống. Nhận thấy tính cấp thiết về những ảnh hưởng của TikTok đến đời sống hiện nay, vì thế nhóm sẽ  đi vào phân tích và nhận định với mục đích làm rõ và đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trên và cũng vì thế “Tác động của TikTok lên giới trẻ hiện nay” đã được nhóm  lựa chọn làm chủ đề chính của đề tài

1.5. Lời mở đầu tiểu luận môn xã hội học nhu cầu giải trí của sinh viên

Sinh viên là lực lượng đông đảo trong xã hội, là một trong những nguồn lực tri thức hàng đầu của đất nước. Nhu cầu giải trí của họ cũng rất phong phú, với nhiều hình thức khác nhau và trong những không gian, thời gian khác nhau. Hầu hết các sinh viên ngày nay đều được tạo điều kiện tham gia các hoạt động ở trường, các câu lạc bộ,… Đó là các hoạt động lành mạnh, tích cực, giúp các bạn sinh viên trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm, học hỏi được nhiều kiến thức đời sống, hòa nhập với xã hội, quen biết thêm nhiều bạn bè mới…

Nhưng bên cạnh các hoạt động tích cực như vậy, vẫn có nhiều loại hình giải trí chưa được mang tính lành mạnh, tiêu cực nhiều hơn là tích cực,… Mức độ giải trí của sinh viên ở thành phố lớn mạnh hơn hẳn so với tỉnh lẻ, vì thế có nhiều hình thức giải trí mới mẻ, lựa chọn của sinh viên được mở rộng hơn. Tuy nhiên mỗi loại hình có những đặc điểm và sự bổ ích khác nhau: đi chơi với bạn bè, đi mua sắm, du lịch, đi xem phim, chơi thể thao, tham gia các hoạt động tập thể, hoặc những hình thức mới hơn như thể thao điện tử, các trò chơi thực tế ảo, mạng xã hội và các hình thức online khác…

Giải trí là một trong những điều làm tinh thần con người thoải mái sau thời gian lao động, học tập mệt mỏi, trở thành một trong những nhu cầu cơ bản của con người ảnh hưởng một cách trực tiếp đến đời sống của một người và có thể là cả những người xung quanh họ, vì vậy “Nhu cầu giải trí của sinh viên” được nhóm lựa chọn làm chủ đề chính của đề tài này.

1.6. Lời mở đầu tiểu luận môn xã hội học bệnh thành tích

Tiểu luận môn xã hội học
Tiểu luận môn xã hội học

Có những bạn trẻ chọn việc nhìn thấy kết quả để tự tạo động lực bản thân ngày một cố gắng, phấn đấu, nỗ lực để hoàn thiện hơn. Nhưng lại không ít bạn trẻ lại quá coi trọng việc phải đạt thành tích cao trong học tập. “Thành tích cao” ở đây không phải là việc cố gắng nỗ lực học tập, hoàn thiện bản thân để có thể đạt thành tích tốt, mà “thành tích cao” ở đây mang một màu sắc của sự tiêu cực, vụ lợi làm mất đi những bản sắc tốt đẹp của văn hoá học đường. Họ có thể bất chấp tất cả, làm mọi cách chỉ để đạt “thành tích cao” hay thậm chí có những người vì áp lực mà mắc phải căn bệnh về tâm lý như trầm cảm….Việc một xã hội luôn có những con người nỗ lực để đạt được thành tích cao sẽ góp phần giúp đất nước trở nên giàu mạnh, phồn vinh và phát triển. Đặc biệt, nói đến học sinh, sinh viên, họ là tầng lớp tri thức mang trong mình đầy sự sáng tạo, đầy nhiệt huyết, là tương lai cho sự phát triển của đất nước.

Cũng như Bác Hồ từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Do đó, tầng lớp trí thức trẻ như học sinh, sinh viên đang mang trong mình tương lai của đất nước, xã hội. Thế nhưng hiện nay một số người trẻ lại vì muốn có thành tích cao mà bất chấp mọi thứ điều đó không những không tác động tốt đến xã hội, đất nước mà còn làm ảnh hưởng xấu đến xã hội, đất nước, thậm chí nó còn trở thành một căn bệnh xã hội. Hay thậm chí có những học sinh, sinh viên vì quá áp lực về điểm số, thành tích, do
phải chạy đua theo xã hội mà nhiều học sinh vì áp lực học tập mà bị mất ăn mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe hay thậm chí dẫn đến bệnh trầm cảm.
Do đó chúng em cho rằng việc “chạy theo thành tích” hay còn gọi là “bệnh thành tích” là 1 trong những vấn đề gây nhức nhối với xã hội nói chung và môi trường học đường nói riêng. Bởi vì chúng em cũng là những sinh viên nên chúng em chọn tiếp cận và bàn luận về đề tài “chạy theo thành tích” trong môi trường giáo dục ở Việt Nam, đây là một đề tài khá thú vị, qua đó có thể nhìn nhận và nghiên cứu, hiểu rõ hơn về tầng lớp tri thức học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay.

1.7. Lời mở đầu tiểu luận môn xã hội học kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc làm

Lời mở đầu tiểu luận môn xã hội học về giới
Lời mở đầu tiểu luận môn xã hội học về giới

1.8. Mẫu lời mở đầu cho bài tiểu luận môn xã hội học kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên

Con người là một sinh viên xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể sống và làm việc một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mmifnh với một nhóm cơ bản nhất: Gia đình. Sau đó khi lớn lên, bước vào nhà trường chúng ta sẽ có những người bạn và nếu phù hợp sẽ tạo thành các nhóm bạn.

Bản thân chúng ta với năng lực và tình cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm, đồng thời cùng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng. Ngay từ xưa, ông bà ta cũng có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

“Khi đơn độc chúng ta làm rất ít, cùng nhau chúng ta có thể tạo ra nhiều thứ”. Tinh thần đồng đội và kỹ năng làm việc nhóm là một trong những yếu tố dẫn lối thành công. Chúng ta có thể không phải là một cá nhân giỏi, nhưng chúng ta có thể tạo ra một tập thể mạnh nếu biết cách phát huy thế mạnh của làm việc nhóm và khơi dậy tiềm năng của mỗi người.

Trong công việc hay cuộc sống, làm việc nhóm luôn là kỹ năng rất quan trọng với mỗi chúng ta. Chính vì vậy, “Kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng làm việc nhóm trọng thực hiện bài tập nhóm” – là đề tài tôi chọn cho bài tiểu luận môn Xã hội học của mình.

1.9. Mẫu lời mở đầu cho bài tiểu luận môn xã hội học về giới

Lời mở đầu tiểu luận môn xã hội học về giới
Lời mở đầu tiểu luận môn xã hội học về giới

1.10. Mẫu lời mở đầu cho bài tiểu luận môn xã hội học đại cương

Văn hoá là thứ sản phẩm được sáng tạo bởi con người kể cả về vật chất lẫn tinh thần, vật thể và phi vật thể, thứ sản phẩm mà mỗi cộng đồng người phải nhào nặn lại tự nhiên và chính mình hàng nghìn năm mới có được.

Đối với cá nhân thì văn hoá là do học hỏi mà có – nghĩa là phải tiếp nhận nó bằng con đường xã hội hoá và hội nhập văn hoá, chứ không phải là di truyền về mặt sinh học.

Mỗi con người đều là sản phẩm của một nền văn hoá, đó alf văn hoá dân tộc. Văn hoá dân tộc thấm đượm vào mỗi người không chỉ ở tuổi ấu thơ mà còn suốt cuộc đời. Như vậy dù có tự giác hay không thì mỗi người đều nghĩ suy, cảm xúc, cư xử, hành động theo phong tục, tập quán hệ giá trị, chuẩn mực của nền văn hoá dân tộc mình, mà trong đó mình là thành viên.

Chính vì vậy văn hoá luôn gắn liền với đời sống của con người chúng ta, vì thiếu văn hoá con người không thể sống được. Tìm hiểu về văn hoá là điều kiện giúp em được tiếp xúc, nhìn nhận và hiểu thêm về văn hoá của con người. Đó là lí do thôi thúc em đến với đề tài “Vận dụng khái niệm “văn hoá – xã hội học văn hoá” phân tích một số thành tố văn hoá được biểu hiện sinh động, phong phú trong đời sống hiện thực của xã hội.

2. Lưu ý cần tránh để viết lời mở đầu tiểu luận môn xã hội học đạt điểm cao

Tiểu luận môn xã hội học
Tiểu luận môn xã hội học

Khi viết lời mở đầu cho tiểu luận môn xã hội học, có một số điểm cần lưu ý để đạt được điểm cao. Dưới đây là những lưu ý quan trọng:

  • Nắm vững đề tài: Trước khi viết lời mở đầu, hãy đảm bảo bạn đã hiểu rõ đề tài và mục tiêu của tiểu luận. Điều này giúp bạn tạo ra một lời mở đầu chính xác và liên quan đến nội dung chính của bài viết.
  • Giới thiệu vấn đề: Bạn nên bắt đầu lời mở đầu bằng cách giới thiệu vấn đề mà tiểu luận của bạn đề cập đến. Hãy đảm bảo rằng bạn trình bày vấn đề một cách rõ ràng và logic để người đọc hiểu được tầm quan trọng của nó.
  • Cung cấp bối cảnh: Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề mà bạn đang nghiên cứu, hãy cung cấp một số thông tin về bối cảnh liên quan. Điều này có thể là lịch sử, nguyên nhân hoặc tác động của vấn đề đang được thảo luận.
  • Trình bày mục tiêu nghiên cứu: Một lời mở đầu tốt cần trình bày mục tiêu nghiên cứu của bạn. Điều này giúp người đọc hiểu rõ hơn về mục đích và phạm vi của tiểu luận, và tạo sự hứng thú để tiếp tục đọc.
  • Tổ chức bài viết: Trong lời mở đầu, bạn nên giới thiệu ngắn gọn về cấu trúc tổ chức của bài viết. Điều này giúp người đọc biết được những phần chính mà bạn sẽ đề cập và cách chúng liên quan đến nhau.
  • Đặt câu hỏi thú vị: Cuối cùng, hãy đặt một câu hỏi thú vị liên quan đến đề tài của bạn. Điều này khơi dậy sự tò mò của người đọc và tạo cảm giác muốn tìm hiểu thêm về tiểu luận của bạn.

Chúc bạn thành công trong việc viết lời mở đầu tiểu luận môn xã hội học của mình!

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc hướng dẫn chi tiết hơn về việc viết lời mở đầu tiểu luận, hãy để lại câu hỏi của bạn và chúng tôi sẽ sẵn lòng trợ giúp.

Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

Luận Văn Online hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp một phần những băn khoăn về việc tìm một dịch vụ uy tín để viết tiểu luận thuê.

Nếu bạn cần tư vấn hoặc giải đáp thắc mắc về dịch vụ thuê viết tiểu luận.
Hãy liên hệ trực tiếp với nhân viên tư vấn qua hotline: 0972.003.239 – email: edu.luanvanonline@gmail.com. Hoặc để lại thông tin liên lạc của bạn qua trang web:https://luanvanonline.com/.